Hạ viện Thái Lan thông qua Dự thảo Luật Hôn nhân đồng giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Hãng tin Reuters, ngày 27-3, Hạ viện Thái Lan đã thông qua Dự luật Hôn nhân đồng giới với 400/415 phiếu ủng hộ. Như vậy, Thái Lan gần trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Phát biểu tại Quốc hội vào sáng 27-3 trước khi Dự luật được thông qua trong lần đọc cuối cùng, Nghị sĩ Danuphorn Punnakanta-Chủ tịch ủy ban Quốc hội phụ trách Dự thảo luật, khẳng định Dự luật sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch trong xã hội và mang lại sự bình đẳng cho mọi người dân Thái Lan. “Chúng ta làm điều này cho toàn thể người dân Thái Lan, nhằm giảm bất công trong xã hội và bắt đầu kiến tạo nên sự bình đẳng. Tôi kính mời tất cả các vị cùng làm nên lịch sử”-ông Danuphorn Punnakanta phát biểu.

Người dân Thái Lan tuần hành kêu gọi việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại thủ đô Bangkok. Ảnh: REUTERS

Tại phần thảo luận của phiên họp, các nghị sĩ ủng hộ quyền hôn nhân đồng giới đã yêu cầu sửa khái niệm “cha” và “mẹ” thành từ không ám chỉ giới tính như “phụ huynh” khi nhắc đến các thành viên cấu thành gia đình. Điều này nhằm tránh các vấn đề phát sinh trong một số khía cạnh như nhận con nuôi. Tuy nhiên, đề xuất này đã không được chấp thuận.

Dự luật mới cho phép các cặp đôi đồng tính hưởng đầy đủ quyền lợi được quy định bởi luật dân sự và thương mại Thái Lan cho các cặp đôi đã kết hôn, bao gồm quyền thừa kế và quyền nhận con nuôi.

Việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực củng cố vị thế của Thái Lan là một trong những xã hội tự do nhất châu Á về các vấn đề đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới, với thái độ cởi mở và tự do cùng tồn tại với các giá trị Phật giáo truyền thống hay tư tưởng bảo thủ. Tuy nhiên, Dự luật hiện vẫn cần có sự chấp thuận của Thượng viện và sự phê chuẩn của Nhà Vua trước khi chính thức có hiệu lực.

Nếu dự luật này có hiệu lực, Thái Lan sẽ nối gót Đài Loan (Trung Quốc) và Nepal trở thành những điểm đến đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.