Gương sáng người có công

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2023 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp tổ chức ngày 22-7 vừa qua, Gia Lai có 3 đại biểu tham dự. Họ là những tấm gương điển hình, đại diện cho hơn 65.000 người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương.

Bà Nguyễn Thị Lệ Dung (SN 1959, ở 259 Hùng Vương, tổ 5, phường Hội Thương, TP. Pleiku) rất vinh dự khi được gặp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, giao lưu với 300 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 9,2 triệu người có công đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc. Với bà Dung, sự ghi nhận, động viên, khích lệ từ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và được gặp gỡ đồng đội của chồng là động lực to lớn để bản thân tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống.

Chồng bà Dung là liệt sĩ Huỳnh Kim Long-nguyên Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê. Ông hy sinh ngày 15-12-1985 trên đường làm nhiệm vụ. Từ khi chồng hy sinh, bà Dung một mình nuôi con trai là Huỳnh Vũ Khoa (SN 1984) và tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo ở địa phương. Bà Dung cùng với nhóm Nhân duyên (gồm 30 thành viên) hàng tháng nấu hàng ngàn suất cháo hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Nhi tỉnh và thăm, tặng quà giúp những mảnh đời còn khó khăn ở các địa phương trong tỉnh.

Ông Liêu Minh Sống-bệnh binh (dân tộc Nùng, 73 tuổi, làng Pơ Nang, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) là 1 trong 25 đại biểu người dân tộc thiểu số tham dự hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc. Ông bày tỏ: “Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, tôi được mời tham dự hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người tiêu biểu, chỉ nghĩ lập gia đình, nuôi dạy con cái là trách nhiệm của người làm cha làm mẹ. May là các cháu ngoan hiền, chăm học chăm làm, nay đều trưởng thành”.

Bà Rcom Sa Duyên (thứ 2 từ trái sang)-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội gặp mặt đoàn đại biểu đi dự hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: Đinh Yến

Bà Rcom Sa Duyên (thứ 2 từ trái sang)-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội gặp mặt đoàn đại biểu đi dự hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: Đinh Yến

Năm 17 tuổi, ông Sống tham gia du kích tại tỉnh Cao Bằng. Tháng 8-1972, ông được biên chế tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng. Đến tháng 12-1988, ông xuất ngũ trở về địa phương. 16 năm trong quân ngũ, ông cùng đồng đội anh dũng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Giữa năm 1979, trong một trận chiến khốc liệt, ông bị sức ép của đạn pháo suốt 3 ngày 2 đêm, ảnh hưởng đến tai, não, thận và mất cảm giác nhai khi ăn. Dù vậy, sau khi xuất ngũ, ông vẫn tiếp tục đóng góp cho phong trào ở địa phương. Với việc suy giảm khả năng lao động 72%, ông được hưởng chế độ bệnh binh, mức trợ cấp hàng tháng gần 4 triệu đồng.

Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: 3 đại biểu của tỉnh tham dự hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm nay là những tấm gương về nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đây thực sự là những tấm gương sáng, tạo động lực, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên, phát huy phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” cho thế hệ trẻ hôm nay.

Năm 2008, gia đình ông đi kinh tế mới tới xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Sau một thời gian, gia đình tích góp mua 3 ha đất để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu và chăn nuôi. Thời điểm cuối năm 2013, khi giá hồ tiêu tăng cao, gia đình ông thu về hơn 300 triệu đồng. Noi gương ông, nhiều cựu chiến binh trong xã tích cực phát triển sản xuất.

“Năm 2020, tôi chia lại một phần diện tích đất nông nghiệp cho các con, chỉ làm gần 1 ha cà phê, trồng thêm chanh dây, chăn nuôi heo. Tôi nhắc nhở con cháu phải chịu khó làm ăn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”-ông Sống bộc bạch.

Điển hình tiêu biểu thứ 3 là thương binh trở về từ chiến trường Campuchia-ông Lý Văn Mười (SN 1955, tổ 15, phường An Phú, thị xã An Khê). Ông Mười nhập ngũ tháng 11-1976. Đến tháng 9-2009 thì về nghỉ hưu. Trong 10 năm (1978-1988), ông cùng đồng đội sang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Trong quá trình chiến đấu, ông bị thương. Trở về Việt Nam, được điều chuyển công tác tại Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2), sau về Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Pa, rồi Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kông Chro cho đến khi về hưu. Ở vai trò, công việc nào, ông Mười cũng đều tích cực, nhiệt huyết với nhiệm vụ được giao. Về nghỉ hưu, ông Mười tiếp tục tham gia công tác tại địa phương.

Với suy nghĩ “còn sức còn cống hiến”, từ năm 2012 đến nay, ông Mười làm Bí thư Chi bộ tổ dân phố 15 kiêm Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường An Phú. Hiện ông là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã An Khê. Hàng năm, ông Mười đều đăng ký những việc làm cụ thể theo gương Bác Hồ gắn với các phong trào thi đua của Hội. Đồng thời, ông cùng Ban Chấp hành Hội thường xuyên quan tâm, động viên thăm hỏi, giúp đỡ các hội viên cao tuổi giúp phát triển kinh tế, giảm nghèo, vận động hội viên gương mẫu và làm nòng cốt trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến nay, Hội Cựu chiến binh thị xã không còn hội viên nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.