"Giọt nước A Tâm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là cái tên mà đồng bào dân tộc Jrai ở làng Lang (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) quen gọi như để tri ân Đại tá Trịnh Hà Tâm-Giám đốc Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15), người đã giúp bà con khơi dòng nước sạch từ mạch ngầm của lòng đất.
Chiều tháng Chạp, trên đường đến thăm lại một số anh em thân quen trong quá trình công tác, chúng tôi bắt gặp nhiều phụ nữ, trẻ em làng Lang tíu tít gùi theo quần áo, can, chai nhựa ra “Giọt nước A Tâm” ở rìa làng. Họ tắm giặt rồi lấy nước đóng vào can, chai mang về nhà dùng. Tiếng nói cười của người lớn, tiếng trẻ con nô đùa hòa vào nhau rộn ràng.
Tò mò với cái tên “Giọt nước A Tâm” mà bà con gọi, chúng tôi tìm gặp già làng Rơ Mah Blong. Trong căn nhà thoáng rộng, bên ly trà nóng, già làng Blong tâm sự: Làng Lang có từ bao đời nay rồi. Ban đầu, làng chỉ có hơn chục nóc nhà, nay đã phát triển lên hơn 180 hộ với trên 600 khẩu. Làng có mấy giọt nước phục vụ sinh hoạt của bà con nhưng giọt nước ở rìa làng là lớn nhất.
Trải qua mưa nắng thời gian, giọt nước này bị sạt lở, dân làng rất buồn nhưng lực bất tòng tâm. “Một lần, bộ đội Tâm (Đại tá Trịnh Hà Tâm-N.V) đến thăm, tặng quà cho dân làng. Sau khi nghe bà con nói chuyện giọt nước bị hư hỏng, anh Tâm đã đến tận nơi xem rồi quyết định đầu tư làm lại. Khỏi phải nói niềm vui của dân làng ngày công trình giọt nước khánh thành đưa vào sử dụng. Thế là từ đó, dân làng không phải đi xa cả mấy cây số vất vả cõng nước nữa rồi. Cái tên “Giọt nước A Tâm” cùng bắt nguồn từ đó”-già làng Blong kể. 
Người dân làng Lang (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lấy nước về phục vụ sinh hoạt gia đình. Ảnh: Lê Quang
Người dân làng Lang (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lấy nước về phục vụ sinh hoạt gia đình. Ảnh: Lê Quang
Rời làng Lang, chúng tôi tìm gặp Đại tá Trịnh Hà Tâm khi ông vừa đi kiểm tra đơn vị trở về. Đại tá Tâm chia sẻ: Với đồng bào Jrai, giọt nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa. Giọt nước là nơi cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho cả buôn làng, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của dân làng.
Trước nhu cầu thiết yếu của bà con, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng ủy-Ban Giám đốc Công ty vẫn quyết định đầu tư xây dựng công trình giọt nước tự chảy để giúp người dân làng Lang có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Công trình có trang bị hệ thống lọc rác thải và lọc tạp chất để đảm bảo vệ sinh; 3 vòi nước tự chảy được làm bằng kim loại có độ bền cao, bệ ngồi lấy nước được xây dựng kiên cố, lát gạch hoa. Khuôn viên giọt nước được xây dựng hàng rào lưới B40 để ngăn gia súc.
Đây là công trình do cán bộ, chiến sĩ, người lao động Công ty 75 xây dựng thể hiện tình đoàn kết quân dân bền chặt. Không chỉ cung cấp nguồn nước sạch cho người dân, công trình còn mang ý nghĩa bảo tồn nét văn hóa truyền thống của người Jrai, đồng thời góp phần giúp địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
LÊ QUANG

Có thể bạn quan tâm

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.