Giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tại huyện Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Ngày 30-5, đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Kbang về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2022. Cùng đi có các thành viên đoàn giám sát và lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Kbang. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Kbang. Ảnh: Hà Phương

Theo báo cáo của UBND huyện Kbang, đến cuối năm 2022, toàn huyện có 18.180 hộ với 72.091; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 13,98%, tương ứng với 2.542 hộ; hộ cận nghèo 17,20%, tương ứng với 3.127 hộ.

Hàng năm, UBND huyện đã quan tâm bố trí nguồn vốn trong phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện trình HĐND huyện thông qua và thường xuyên chỉ đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai thực hiện để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đúng quy định. Theo đó, tổng nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giai đoạn 2016-2022 để cho vay đối với hộ nghèo và gia đình chính sách là 8 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn này, đã giải ngân cho vay đến hết ngày 31-12-2022 là 8,258 tỷ đồng (trong đó, cho vay hộ nghèo là 500 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm là 7,758 tỷ đồng với 156 hộ vay; trên địa bàn 11 xã không có nợ quá hạn); còn lại 243 triệu đồng tiền lãi đơn vị đã bổ sung vào nguồn vốn cho vay năm 2023.

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, thành viên Đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Phương
Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, thành viên Đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Phương

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tham gia ý kiến về một số vấn đề như: Huyện Kbang cần làm rõ hơn về các nhóm đối tượng cần hỗ trợ vay vốn, việc phân bổ vốn, mục tiêu nguồn vốn ủy thác mang lại hiệu quả ra sao; nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên; phân bổ nguồn vốn giữa các xã, các đối tượng có nhu cầu vay vốn đúng với mục đích...

Làm việc với đoàn giám sát, UBND huyện Kbang đề xuất, kiến nghị: HĐND tỉnh cần có ý kiến với cấp trên về việc tiếp tục cho hộ dân có thu nhập thấp ở các xã vùng II, vùng III đã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới được vay vốn hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

Đồng thời, đề nghị HĐND tỉnh xem xét tăng nguồn vốn ngân sách cho địa phương để huyện tăng nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội giúp tăng đối tượng được vay vốn; vì hiện nay nhu cầu vay vốn của các đối tượng còn rất lớn. Huyện cũng đề nghị Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét tăng nguồn vốn ngân sách cân đối cho địa phương để địa phương có cơ sở bố trí tăng nguồn vốn ủy thác giúp các đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm vì nguồn vốn này được bảo toàn và góp phần giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà huyện Kbang đã đạt được trong thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Trưởng đoàn giám sát lưu ý, việc cho vay nguồn vốn ủy thác cần đảm bảo đúng 8 nhóm đối tượng theo quy định; quan tâm ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo, hộ gia đình chính sách và đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn nhằm giúp cho họ có điều kiện để đầu tư sản xuất, thoát nghèo bền vững…

Trước đó, Đoàn đã giám sát thực tế về việc sử dụng nguồn vốn vay của một số hộ dân tại xã Nghĩa An.

Có thể bạn quan tâm

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B

(GLO)- Sáng 17-4, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khai mạc triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Gia Lai bãi bỏ các quyết định của UBND tỉnh về các chi cục Thủy lợi, Phát triển nông thôn và Bảo vệ Môi trường

Gia Lai bãi bỏ các quyết định của UBND tỉnh về các chi cục Thủy lợi, Phát triển nông thôn và Bảo vệ Môi trường

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký Quyết định số 196/QĐ-UBND về việc bãi bỏ các quyết định của UBND tỉnh ban hành theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chư Pưh gắn kiểm tra, giám sát với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chư Pưh gắn kiểm tra, giám sát với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

(GLO)- Đảng bộ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) có 40 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với hơn 1.780 đảng viên. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên.