Giám sát thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tại huyện Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Chiều 7-9, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Ia Pa về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, khoáng sản bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn giai đoạn 2017-2022.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồng Thương


Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hồng Thương

Theo báo cáo của UBND huyện Ia Pa, khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu là cát xây dựng, đất san lấp công trình, đất sét. Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện Ia Pa có 4 mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác gồm: Mỏ cát xây dựng tại xã Ia Tul của Công ty TNHH Xây dựng Xuân Hương; mỏ cát xây dựng tại xã Ia Trok của Công ty TNHH một thành viên Công Thắng Gia Lai; mỏ cát xây dựng tại xã Chư Mố của Công ty TNHH một thành viên Toàn Thắng Phát Gia Lai; mỏ cát xây dựng tại xã Ia Broăi của Công ty TNHH Xây dựng Xuân Hương (hiện đã đóng cửa mỏ). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 1 điểm mỏ chì kẽm của Công ty Cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Đức Long Gia Lai tại xã Chư Mố .

Hàng năm, UBND huyện Ia Pa đều có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; xây dựng các kế hoạch kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác trái phép khoáng sản. Theo đó, giai đoạn 2017-2022, UBND huyện đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 đơn vị là Công ty TNHH xây dựng Xuân Hương vì khai thác ngoài phạm vi quy định với tổng số tiền 120 triệu đồng, trong đó, phạt bằng tiền 90 triệu đồng, tịch thu khoáng sản quy định thành tiền 30 triệu đồng.

Đoàn đã đi thực tế kiểm tra điểm mỏ chì kẽm của Công ty Cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Đức Long Gia Lai tại xã Chư Mố. Ảnh: Hồng Thương

Đoàn đã đi thực tế kiểm tra điểm mỏ chì kẽm của Công ty Cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Đức Long Gia Lai tại xã Chư Mố. Ảnh: Hồng Thương

Tuy nhiên, huyện Ia Pa cũng gặp một số khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản như: Các cơ quan chuyên môn của huyện còn lúng túng trong việc tham mưu UBND huyện quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, tận thu khoáng sản quy mô vừa, nhỏ, lẻ, đặc biệt là tận thu đất dư thừa sau san ủi, cải tạo đồng ruộng của người dân, vận chuyển ra khỏi khu vực. Bên cạnh đó, huyện gặp khó trong kiểm tra lắp đặt, vận hành trạm cân, camera giám sát khai thác khoáng sản; việc kiểm tra các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan đến cấp phép hoạt động của doanh nghiệp khai thác khoáng sản…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt ghi nhận những nỗ lực của huyện Ia Pa trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; đồng thời, đề nghị huyện tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhất là về vị trí cắm mốc, công tác bảo vệ môi trường khu vực mỏ khai thác và giải quyết các tồn tại, phát sinh liên quan.

Riêng đối với các tồn tại liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Đức Long Gia Lai tại điểm mỏ chì kẽm xã Chư Mố, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc cắm mốc, phương án bảo vệ môi trường bổ sung sau khi chuyển đổi chủ thể quản lý; việc lắp đặt trạm cân và camera giám sát; phương án khai thác của doanh nghiệp và công tác quản lý về khối lượng khoáng sản khai thác…

Đoàn kiểm tra khu xử lý chất thải tại điểm mỏ chì kẽm của Công ty Cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Đức Long Gia Lai ở xã Chư Mố. Ảnh: Hồng Thương

Đoàn kiểm tra khu xử lý chất thải tại điểm mỏ chì kẽm của Công ty Cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Đức Long Gia Lai ở xã Chư Mố. Ảnh: Hồng Thương

Ngoài ra, về các bất cập của một số quy định trong Luật Khoáng sản 2010 và một số Luật liên quan, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường và huyện Ia Pa tổng hợp gửi HĐND làm cơ sở nghiên cứu, phân loại và trao đổi với UBND tỉnh để kiến nghị đến các bộ, ngành sửa đổi nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, qua đó, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác, bảo vệ khoáng sản.

Có thể bạn quan tâm

Thông qua 40 nghị quyết quan trọng

Thông qua 40 nghị quyết quan trọng

(GLO)- Sáng 11-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) bước vào ngày làm việc cuối cùng với phần chất vấn và trả lời chất vấn; đồng thời, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 40 nghị quyết quan trọng.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.