Giã từ “miền đất hứa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là lời chia sẻ ngậm ngùi của những người từng bị dụ dỗ vượt biên, lưu lạc xứ người khi được trở về quê hương. Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vỡ mộng nơi “miền đất hứa”, quyết tâm làm lại cuộc đời.

Giờ đây, nhiều người dân tộc thiểu số đã không còn tin lời kẻ xấu xúi giục làm điều sai trái nữa, mà chăm chỉ lao động, trở thành hộ khá, hộ giàu ở địa phương.

Gầy dựng lại cuộc sống

Ngôi nhà khang trang của ông Đinh Hêk (SN 1984, làng Thông Nha, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) nằm trong khuôn viên rộng rãi. Bên hông nhà là khu để máy xay lúa, gần cổng nhà là chiếc máy cày phục vụ sản xuất còn mới toanh.

Nhìn cơ ngơi bề thế như vậy, ít ai ngờ rằng có khoảng thời gian, ông Hêk đã u mê tin lời kẻ xấu bỏ lại vợ con để vượt biên sang Campuchia cùng với chiếc bánh vẽ “việc nhẹ lương cao”.

3them.jpg
Ông Đinh Hêk (làng Thông Nha, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) cho biết, vụ cà phê vừa rồi gia đình bán được hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: M.P

Thoát khỏi “miền đất hứa” trở về quê nhà, ông Hêk mới tỉnh ngộ và nhận ra rằng không nơi nào bằng quê hương mình. Giờ đây, ông đã ổn định lại cuộc sống, chí thú làm ăn, trở thành hộ giàu trong xã với hơn 2 ha cà phê và đàn bò, đàn heo hơn chục con.

Ông Hêk khoe: Vụ cà phê vừa rồi, gia đình thu hoạch được 9 tấn nhân, giá bán gần 130 ngàn đồng/kg, thu về hơn 1 tỷ đồng. Đó là chưa kể các khoản thu nhập từ 5 sào hồ tiêu, tiền bán gia súc, tiền công cày đất thuê cho các hộ trong làng.

Bên cạnh đó, ông Hêk còn thuê vườn cà phê gần 1 ha của người dân trong làng để chăm sóc nhằm tăng thu nhập. Hiện nay, ông đang học lái xe, dự định sau khi có bằng sẽ mua ô tô phục vụ nhu cầu của gia đình.

Nhớ lại khoảng thời gian lầm lỡ, ông Hêk ngậm ngùi kể: Đầu năm 2023, ông dại dột nghe lời bọn xấu, lén vợ lấy số tiền dành dụm của gia đình hơn 40 triệu đồng, sau đó cùng một số người trong làng vượt biên sang Campuchia rồi qua Thái Lan với lời dụ dỗ: Mỗi ngày làm việc được trả công 1 triệu đồng.

Thế nhưng, mộng ước vỡ tan khi hàng ngày, cơm ăn bữa đói, bữa no, phải nhờ vào hỗ trợ của các tổ chức từ thiện. Trước tình cảnh đó, ông phải gọi điện nhờ vợ tìm cách gửi tiền qua rồi thuê người dẫn đường trốn về Việt Nam.

Cũng tin lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, ông Đinh Gan (SN 1979, làng Puih Jri, xã Bờ Ngoong) đã âm thầm trốn gia đình vượt biên sang Thái Lan mà không một lời từ biệt. Khi đến Thái Lan, ông mới biết mình rơi vào cạm bẫy của kẻ lừa đảo. Khi tỉnh ngộ, ông tìm việc làm thuê, từ phụ hồ đến cắt cây, tỉa cành để dành dụm tiền trở về quê nhà.

Giờ đây, với 1,5 ha cà phê, 2 ha cao su, 5 sào lúa cùng với việc mở đại lý thu mua mủ cao su, lái xe tải chở thuê, thu nhập của gia đình ông Gan không dưới 1 tỷ đồng/năm.

gia-tu-mien-dat-hua-dd.jpg
Ông Siu Thuyn (làng Plei Plôk, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) sau khi trở về quê hương đã tu chí làm ăn, thu nhập mỗi năm 500-600 triệu đồng. Ảnh: M.P

Tháng 6-2016, cũng vì tin lời dụ dỗ của kẻ xấu mà ông Siu Thuyn (SN 1982, làng Plei Plôk, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) bỏ lại vợ con nơi quê nhà để vượt biên sang Thái Lan. Sau hơn 3 tháng sống khổ cực nơi xứ người, ông Thuyn tìm mọi cách quay về.

Sau khi trở về địa phương, ông được chính quyền hỗ trợ vay ngân hàng 70 triệu đồng để đầu tư 3 ha lúa. Vụ lúa được mùa, ông mua thêm 2 ha mở rộng diện tích canh tác. Mỗi năm 2 vụ lúa, ông thu hơn 80 tấn. Chưa hết, vợ chồng ông còn trồng 5 ha mì trên phần đất khai hoang trước đây. Cùng với thu nhập từ việc chở nông sản thuê, tiền công cày xới và đàn bò gần chục con, mỗi năm, gia đình ông dư hơn 100 triệu đồng.

Không tin, không nghe lời kẻ xấu

Giờ đây, ông Thuyn không còn tin lời kẻ xấu mà tích cực tham gia cùng với chính quyền tuyên truyền, vận động dân làng yên tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. “Tôi đã trải qua rồi nên hiểu rõ. Cuộc sống bên đó khổ lắm, dân làng đừng nghe theo bọn xấu lừa phỉnh. Từ lúc về Việt Nam, tôi được chính quyền tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình”-ông Thuyn nói.

22-3355.jpg
Ông Siu Thuyn (làng Plei Plôk, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) chỉ vì nghe theo lời dụ dỗ việc nhẹ lương cao đã vượt biên trái phép qua Thái Lan, nay đã trở về tu chí làm ăn. Ảnh: M.P

Anh Kpă H’Nguy-Trưởng thôn Plei Plôk-nhận xét: Ông Thuyn là người chịu khó, làm nương rẫy rất giỏi và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa nước 2 vụ.

“Trước đây, dù nhà có sẵn đất đai, ruộng rẫy nhưng vì nghe theo lời dụ dỗ “làm ít được nhiều” nên ông Thuyn bỏ bê việc nhà mà vượt biên. Từ lúc hồi hương, ông đã tu chí làm ăn, tham gia sinh hoạt tôn giáo hợp pháp được Nhà nước công nhận. Ai cũng nể phục vì sự chịu khó của ông. Bà con ai có khó khăn gì, ông đều sẵn lòng giúp đỡ”-anh H’Nguy cho hay.

Trong khi đó, với sự động viên của lực lượng Công an xã, chính quyền và các đoàn thể, sau khi trở về với gia đình, ông Hêk tích cực lao động sản xuất, kinh tế gia đình ngày càng trở nên khấm khá. Bà Đinh Bloai (vợ ông Hêk) vui mừng khi thấy chồng đã biết nghĩ lại và quay về với gia đình, yên tâm làm ăn, chăm sóc vợ con.

Theo Trung tá Cao Minh Nghĩa-Trưởng Công an xã Bờ Ngoong: Sau khi tuyên truyền, vận động, một số người dân tộc thiểu số vượt biên đã quay về. Chúng tôi đã đến nhà thăm hỏi, động viên và phân tích cho họ nhận ra đó chỉ là những lời phỉnh dụ; đồng thời, rà soát các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để có chính sách hỗ trợ.

“Thời gian tới, Công an xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân không tin, không nghe theo kẻ xấu xúi giục vượt biên. Đối với những người còn đang lưu lạc tại Thái Lan, chúng tôi cũng vận động gia đình, đặc biệt là những người đi cùng nhưng đã về lại quê nhà thường xuyên liên lạc, động viên để hỗ trợ họ sớm trở về Việt Nam”-Trung tá Nghĩa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

(GLO)- Đồng cảm với nỗi khổ của người nhà bệnh nhân vì không có chỗ tá túc khi chăm sóc người thân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đại diện Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ, góp phần chia sẻ với thân nhân người bệnh.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null