Gia Lai: Trang nghiêm lễ khai mạc An cư Kiết hạ Phật lịch 2568

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 24-5 (nhằm ngày 17-4 năm Giáp Thìn), tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai đã trang nghiêm cử hành lễ khai mạc An cư Kiết hạ Phật lịch 2568- dương lịch 2024.

Dự lễ khai mạc có các vị giáo phẩm trong Ban chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh gồm Hoà thượng Thích Thông Đạt, Hoà thượng Thích Thanh Liên, Hoà thượng Thích Tâm Tường, Hoà thượng Thích Giác Tâm.

Các vị giáo phẩm trong Ban chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đang thực hiện các nghi thức tôn giáo trong lễ khai mạc An cư Kiết hạ Phật lịch 2568. Ảnh Thanh Nhật

Các vị giáo phẩm trong Ban chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đang thực hiện các nghi thức tôn giáo trong lễ khai mạc An cư Kiết hạ Phật lịch 2568. Ảnh Thanh Nhật

Theo quy định và nghi thức truyền thống của Phật giáo, cũng như thực hiện Thông bạch số 89/TB-HĐTS của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tổ chức An cư Kiết hạ Phật lịch 2568-dương lịch năm 2024, mùa An cư Kiết hạ là khoảng thời gian cao điểm hàng năm của toàn thể tăng ni, tập trung tu học trong 3 tháng từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 âm lịch, để trau dồi giới luật và đạo hạnh, pháp môn tu tập, góp phần giữ gìn trang nghiêm Giáo hội...

Năm nay tại Gia Lai, ngoài các vị tu sỹ thực hiện mùa An cư Kiết hạ tại chùa và tịnh xá nơi đang tu học, toàn tỉnh có tổng số gần 270 vị chức sắc và tăng ni tham gia An cư Kiết hạ tập trung tại 4 địa điểm gồm: Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên (huyện Ia Grai), Tịnh xá Ngọc Trung (thị xã An Khê) và 2 điểm tại TP. Pleiku gồm Chùa Bửu Sơn và Tịnh xá Ngọc Phúc.

Cũng trong dịp An cư Kiết hạ năm nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh còn bố trí thời gian để đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phổ biến các chuyên đề chính sách đại đoàn kết dân tộc, Ban Tôn giáo tỉnh phổ biến các quy định pháp luật về tín ngưỡng-tôn giáo và những vấn đề liên quan trong hoạt động tín ngưỡng-tôn giáo tại địa phương, giúp chức sắc và tăng ni thực hiện tốt đường hướng “Đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra, góp phần xây dựng Giáo hội và tỉnh nhà ngày càng phát triển...

Các vị tu sỹ trẻ tham gia mùa An cư Kiết hạ Phật lịch 2568. Ảnh Thanh Nhật
Các vị tu sỹ trẻ tham gia mùa An cư Kiết hạ Phật lịch 2568. Ảnh Thanh Nhật

Kết thúc lễ khai mạc, Hoà thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã lưu ý các vị tu sỹ tham gia An cư Kiết hạ tập trung chấp hành nghiêm giới luật và các quy định liên quan trong quá trình sinh hoạt, tu tập, để mùa An cư Kiết hạ Phật lịch 2568-dương lịch năm 2024 đạt được thành tựu viên mãn.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.