Gia Lai siết chặt quản lý hoạt động gây nuôi động vật hoang dã

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Gia Lai tiến hành gây nuôi động vật hoang dã để phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập. Để hoạt động này đi vào nền nếp, ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy định pháp luật.

Theo Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, toàn tỉnh hiện có khoảng 52 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi các loài động vật hoang dã như: cầy vòi hương, dúi mốc, nai, hươu sao, heo rừng lai, nhím. Hầu hết các cơ sở, hộ gia đình đều chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về gây nuôi động vật hoang dã, góp phần hạn chế nạn săn bắt, mua bán trái phép động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên. Trong đó, hoạt động gây nuôi một số loài như: nai, hươu sao, cầy vòi hương mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Thuận (làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông) chăm sóc đàn nai của gia đình. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Nguyễn Văn Thuận (làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông) chăm sóc đàn nai của gia đình. Ảnh: Nguyễn Diệp


Bà Trần Thị Thủy (làng Kloong, xã Ia O, huyện Ia Grai) cho biết: “Năm 2019, qua giới thiệu của người quen, tôi mua 5 con giống cầy vòi hương về nuôi. Qua năm sau, cầy vòi hương bắt đầu sinh sản lứa đầu tiên. Năm 2021, tôi quyết định xây dựng thêm chuồng để mở rộng quy mô. Hiện tại, tôi nuôi 24 con cầy vòi hương sinh sản để bán giống cho người dân có nhu cầu. Thức ăn của cầy vòi hương rất dễ tìm, riêng tôi chủ yếu tận dụng nguồn cá sông Sê San hoặc các loại trái cây có vị ngọt nên chi phí đầu tư không nhiều”.

Theo bà Thủy, chi phí thức ăn cho 1 con cầy vòi hương chưa đến 100 ngàn đồng/tháng, trong khi hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Hiện giá mỗi cặp cầy vòi hương 2 tháng tuổi dao động trong khoảng 7-8 triệu đồng. Còn nếu nuôi thương phẩm 8-9 tháng, cá thể cầy vòi hương đực đạt trọng lượng 3-4 kg/con thì giá bán là 1,7 triệu đồng/kg. Nếu chăm sóc tốt, mỗi năm, cầy vòi hương sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 3-4 con. Vì vậy, gia đình có nguồn thu nhập ổn định. “Trước khi nuôi loài động vật hoang dã này, tôi được lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn đầy đủ hồ sơ thủ tục đăng ký để được cấp mẫu số thẻ cơ sở nuôi”-bà Thủy cho biết thêm.

Còn ông Nguyễn Văn Thuận (làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông) thì cho hay: Qua theo dõi các phương tiện truyền thông, ông thấy mô hình nuôi nai lấy nhung tại một số tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, năm 2013, ông quyết định đầu tư khoảng 120 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 3 con giống về nuôi. Năm đầu tiên, ông thu được 1,5 kg nhung. Thấy hiệu quả, ông mua thêm 11 con hươu sao về nuôi lấy nhung. Đến nay, đàn nai và hươu sao của gia đình phát triển lên 35 con. “Hiện nay, tôi vừa bán con giống, vừa cắt nhung để chế biến. Thu nhập bình quân từ đàn nai, hươu sao của gia đình khoảng 400 triệu đồng/năm. Đặc biệt, sản phẩm nhung hươu ngâm mật ong của gia đình đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh”-ông Thuận phấn khởi cho biết. Cũng theo ông Thuận, từ khi ông nuôi hươu và nai đến nay, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương tạo điều kiện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận gây nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo môi trường sinh sống.

Trao đổi với P.V, ông Trương Văn Nam-Trưởng phòng Quản lý, bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho hay: Hiện nay, các cơ sở và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh chọn nuôi chủ yếu là cầy vòi hương, hươu sao, nai, dúi, heo rừng lai… Một số loài mang lại hiệu quả kinh tế cao như nai, hươu sao, cầy vòi hương. Để quản lý chặt chẽ việc gây nuôi động vật hoang dã, lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân đăng ký hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật nhằm hạn chế tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

“Thời gian tới, lực lượng Kiểm lâm phối hợp cùng chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền về quy định gây nuôi động vật hoang dã nhằm ngăn chặn tình trạng săn bắn trái phép. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân gây nuôi động vật hoang dã để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống”-ông Nam thông tin thêm.

 

 NGUYỄN DIỆP

 

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.