Gia Lai: Nhiều xã khó “về đích” nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai có 9 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, qua rà soát sơ bộ của các địa phương và cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này, một số xã rất khó “về đích” theo kế hoạch.

Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, năm 2023, toàn tỉnh có 9 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM gồm: Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), Ia Tôr (huyện Chư Prông), Ia Băng (huyện Đak Đoa), Ia Hiao (huyện Phú Thiện), Ia Khai (huyện Ia Grai), Kim Tân (huyện Ia Pa), Chư Gu (huyện Krông Pa), Kon Thụp (huyện Mang Yang) và Ia Ko (huyện Chư Sê). Qua rà soát sơ bộ của cơ quan chuyên môn, 5 xã có thể đạt chuẩn NTM theo kế hoạch gồm: Ia Mơ Nông, Ia Tôr, Kim Tân, Ia Băng và Ia Khai. Các xã còn lại khó “về đích” bởi mới chỉ đạt 14-17 tiêu chí.

Ông Lương Đình Lực-Chủ tịch UBND xã Kon Thụp-cho biết: Đến nay, xã mới đạt 14/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt chuẩn và khó thực hiện như: thu nhập, nghèo đa chiều, môi trường và an toàn thực phẩm… Vì vậy, dù phấn đấu thì từ nay đến cuối năm, xã cũng chỉ đạt 15/19 tiêu chí.

Người dân xã Hbông (huyện Chư Sê) tham gia làm đường giao thông nội đồng ra khu sản xuất. Ảnh: N.D

Người dân xã Hbông (huyện Chư Sê) tham gia làm đường giao thông nội đồng ra khu sản xuất. Ảnh: N.D

Theo ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh: Dù đã rất nỗ lực nhưng xã Ia Mơ Nông cũng mới đạt 16/19 tiêu chí, 3 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm. Để xây dựng NTM đảm bảo thực chất, huyện tiếp tục đăng ký xã Ia Mơ Nông phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2024.

Còn ông Bùi Xuân Linh-Chủ tịch UBND xã Ia Tôr thì thông tin: Qua rà soát vào cuối năm 2022, xã mới đạt 14/19 tiêu chí. Cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, UBND xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân cùng chung sức tham gia để mang lại kết quả cao nhất. Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp, đến nay, xã đạt 19/19 tiêu chí. Dù vậy, hiện vẫn còn một số chỉ tiêu nhỏ trong Bộ tiêu chí quốc gia quy định công nhận xã đạt chuẩn NTM chưa đảm bảo. Ủy ban nhân dân xã đang tiếp tục củng cố, hoàn thiện để phấn đấu đến cuối năm đạt chuẩn NTM theo kế hoạch.

Theo ông Phạm Ngọc Huyền-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 có nhiều nội dung mới so với giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, một số tiêu chí không phù hợp với thực tế của các địa phương nên khó triển khai thực hiện. Điển hình như tiêu chí số 10 về thu nhập quy định mức đạt chuẩn là 47 triệu đồng/người/năm, cao hơn rất nhiều so với thu nhập của người dân ở các xã; tiêu chí hộ nghèo đa chiều tính cả tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, trong khi giai đoạn 2016-2020 không tính tỷ lệ hộ cận nghèo.

Một số chỉ tiêu trong bộ tiêu chí như tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hỏa táng quy định phải đạt hơn 5%... dẫn đến các xã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Người dân làng Ktu (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) hiến đất để cùng Nhà nước làm đường ra khu sản xuất. Ảnh: N.D

Người dân làng Ktu (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) hiến đất để cùng Nhà nước làm đường ra khu sản xuất. Ảnh: N.D

Cùng với đó, quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn như: ngân sách nhà nước hỗ trợ còn hạn chế, sự đóng góp của người dân còn ít dẫn đến việc chậm hoàn thành các tiêu chí. Ngoài ra, việc xây dựng mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp chưa tốt, chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở cơ sở còn hạn chế; việc rà soát đánh giá 19 tiêu chí xây dựng NTM ở các địa phương còn chậm.

“Để giúp các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2023, Văn phòng thường xuyên phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí. Đồng thời, kiến nghị Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí phù hợp với đặc thù của từng vùng. Triển khai các dự án liên kết sản xuất nông nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM… nhằm đảm bảo các xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh tăng về số lượng và chất lượng”-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.