Gia Lai hỗ trợ xây mới và sửa chữa 8.178 căn nhà cho người nghèo trong năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Triển khai chương trình “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, tỉnh Gia Lai dự kiến hỗ trợ xây mới và sửa chữa 8.178 căn nhà trên địa bàn, trong đó xây mới 6.441 căn và sửa chữa 1.737 căn.

Ngày 3-12, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chương trình “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” trên địa bàn.

83fc3975d8cc63923add.jpg
Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại địa phương. Ảnh: Ngọc Minh

Mục tiêu tổng quát đề ra là thực hiện cả 3 chương trình: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia; Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân (trong đó ưu tiên xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước).

Trong năm 2025, toàn tỉnh dự kiến hỗ trợ xây mới và sửa chữa 8.178 căn nhà. Cụ thể, đối với nhà ở cho gia đình chính sách người có công, xây mới 133 căn và sửa chữa 115 căn; đối với nhà ở cho hộ nghèo, xây mới 4.417 căn và sửa chữa 937 căn; đối với nhà ở cho hộ cận nghèo, xây mới 1.891 căn và sửa chữa 685 căn.

Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh đề nghị huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng với sự hỗ trợ của nhà nước; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để cùng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định, đúng đối tượng; không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.

Về định mức, hỗ trợ nhà ở đối với tất cả các đối tượng (trừ đối tượng hộ thuộc diện bảo trợ xã hội không có khả năng đối ứng) là 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa.

Đối với các hộ được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vận động thêm nguồn lực xã hội hóa để bảo đảm bằng mức hỗ trợ nêu trên; không hồi tố đối với các hộ đã hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở.

Về đất xây dựng nhà ở, hỗ trợ xây dựng nhà ở trên đất ở không có tranh chấp. UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định theo phân cấp hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Mẫu nhà ở thực hiện theo mẫu thiết kế nhà ở được quy định bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm của địa phương.

Các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát về giá nguyên vật liệu xây dựng nhà ở trên địa bàn, chủ yếu sử dụng vật liệu của địa phương; huy động mọi lực lượng hỗ trợ, vận động cộng đồng hỗ trợ gia đình, bản thân gia đình tham gia xây dựng. Đồng thời, phối hợp lực lượng Quân đội, Công an tham gia hỗ trợ vận chuyển vật liệu, thi công để giảm bớt chi phí.

Tại kế hoạch này, UBND tỉnh cũng vạch rõ tiến độ, thời gian thực hiện cụ thể cũng như phân công nhiệm vụ cho từng sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan nhằm triển khai chương trình đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đồng bộ, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.