Gia Lai triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 26-11, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 2799/UBND-KGVX về việc triển khai thực hiện Công điện và Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan khẩn trương tham mưu xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng.

images2709980-22-thanh-ni-n-ph-thi-n-gi-p-x-y-nh-cho-ng-i-c-c-ng.jpg
Đoàn viên thanh niên huyện Phú Thiện giúp làm nhà ở cho người có công. Ảnh: P.D

Kế hoạch bao gồm cả 3 chương trình: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân (trong đó, ưu tiên xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước) đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không trùng lặp giữa các chương trình. Dự thảo kế hoạch hoàn thành gửi về UBND tỉnh trước ngày 29-11-2024.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB và XH chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổng hợp kết quả rà soát của UBND các huyện, thị xã, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả tổng hợp nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trước ngày 20-12-2024 để làm cơ sở hỗ trợ và làm căn cứ kiểm tra, giám sát việc thực hiện cũng như tổng hợp, báo cáo Bộ LĐ-TB và XH.

Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội, Sở LĐ-TB và XH tham mưu UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cao hơn, phù hợp với thực tế từ nguồn xã hội hóa.

Sở Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 3 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán (kèm theo dự toán kinh phí, dự trù vật liệu chủ yếu) và đảm bảo các tiêu chí về quy mô diện tích, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tổ chức giới thiệu các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn.

Sau khi có hướng dẫn của Bộ Xây dựng về tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát, Sở Xây dựng tham mưu, hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện.

Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Trung ương có văn bản hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố về đất xây dựng nhà ở cho đối tượng để làm căn cứ xác định đối tượng được hỗ trợ.

Sở Tài chính phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí năm 2025 hỗ trợ nhà ở từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để các địa phương triển khai thực hiện.

Trên cơ sở hướng dẫn về việc sử dụng kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước 2024 để triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát; cơ chế hỗ trợ của địa phương có điều kiện khá hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn của Bộ Tài chính, phối hợp với Sở LĐ-TB và XH phân bổ kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; hướng dẫn hồ sơ thanh quyết toán thực hiện chương trình.

dai-dien-ban-thuong-truc-uy-ban-mttq-viet-nam-thi-xa-an-khe-va-cac-don-vi-lien-quan-ban-giao-nha-dai-doan-ket-cho-gia-dinh-ong-dinh-nghi-lang-po-nang-xa-tu-an-anh-ngoc-anh.jpg
Đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê và các đơn vị liên quan bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho gia đình hộ nghèo tại làng Pơ Nang, xã Tú An. Ảnh: Ngọc Anh

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo các lực lượng đóng quân trên địa bàn giúp vận chuyển nguyên vật liệu và xây dựng nhà ở cho người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa bàn đặc biệt khó khăn theo đề nghị của các địa phương.

Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phát huy cơ sở dữ liệu về dân cư trong việc rà soát, tổng hợp thông tin chính xác về số lượng nhà ở cần hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tại địa phương; bố trí lực lượng hỗ trợ theo đề nghị của các huyện, thị xã, thành phố.

Ban Dân tộc hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ nhà ở tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hướng dẫn các cơ quan báo chí trên 3 địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương gương điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”.

Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm trong phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương tham mưu, đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát ở địa phương phù hợp với tình hình cụ thể.

Trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp, thông tin ngay tại cơ sở xã, phường, thị trấn về nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo; có trách nhiệm phê duyệt và chịu trách nhiệm về số liệu, kết quả phê duyệt của địa phương gửi về Sở LĐ-TB và XH tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 16-12-2024.

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ở địa phương; tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay đối với các nguồn lực hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không trùng lắp với các hoạt động hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tuân thủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Đối với số nhà tạm, nhà dột nát phát sinh thêm, địa phương tự huy động nguồn lực để hỗ trợ.

Bảo đảm điều kiện về hạ tầng, mặt bằng đất đai, vật liệu, lực lượng khi triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát về giá nguyên vật liệu xây dựng nhà ở trên địa bàn, chủ yếu sử dụng vật liệu của địa phương; huy động mọi lực lượng hỗ trợ, vận động cộng đồng hỗ trợ gia đình, bản thân gia đình tham gia xây dựng; phối hợp lực lượng quân đội, công an tham gia hỗ trợ vận chuyển vật liệu, thi công để giảm bớt chi phí.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trực tiếp thực hiện và hướng dẫn MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã tiếp nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát thông qua Quỹ “Vì người nghèo”; phối hợp với Sở Tài chính, Sở LĐ-TB và XH tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh để báo cáo Ban chỉ đạo của tỉnh phân bổ kinh phí được hỗ trợ; giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

(GLO)- Tại các nhà thờ, giáo xứ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đang chuẩn bị đón mừng lễ Giáng sinh năm 2024. Dịp này, cấp ủy, chính quyền và MTTQ dành sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào theo đạo có một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.