Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Theo đó, UBND tỉnh giao cụ thể mục tiêu thực hiện đến năm 2025 cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh đối với từng chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, UBND tỉnh giao UBND huyện Krông Pa và UBND huyện Chư Pưh xây dựng, trình HĐND cùng cấp quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển, kinh phí chi thường xuyên thuộc dự toán ngân sách nhà nước các năm chưa giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2024 theo quy định) giữa các chương trình MTQG và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần trong cùng một chương trình MTQG hoặc giữa các chương trình MTQG theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH1

kpa1a-7893.jpg
Một góc trung tâm huyện Krông Pa. Ảnh: L.N

Trường hợp việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hàng năm tại các huyện thí điểm không phù hợp với các quy định về tiêu chí, định mức phân bổ vốn đã được HĐND tỉnh ban hành, trước khi trình HĐND huyện quyết định việc điều chỉnh, UBND huyện báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định theo thẩm quyền

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn quản lý; phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2024 (bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2022 và năm 2023 chuyển sang) và năm 2025 được giao đảm bảo thời gian theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về các cơ quan thường trực các chương trình mục tiêu quốc gia để được hướng dẫn thực hiện hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

1-2609.jpg
Người dân huyện Chư Pưh mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ảnh: Mộc Trà

Định kỳ hàng tháng, UBND 2 huyện báo cáo kết quả điều chỉnh về các cơ quan thường trực Chương trình MTQG và Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.

Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc UBND 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đối với từng chương trình MTQG do ngành phụ trách. Đồng thời, tổng hợp kết quả điều chỉnh của các huyện thí điểm; đề xuất điều chỉnh (nếu có) đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện chương trình MTQG do ngành phụ trách, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; gửi đề xuất về Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với vốn đầu tư phát triển) và Sở Tài chính (đối với vốn sự nghiệp) để tổng hợp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì (đối với vốn đầu tư phát triển) và Sở Tài chính chủ trì (đối với vốn sự nghiệp) tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm của các chương trình MTQG (nếu có); báo cáo kết quả điều chỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, chủ chương trình để theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện cơ chế thí điểm…

Có thể bạn quan tâm

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.

Sản phẩm nông nghiệp của bà con vùng DTTS được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai tập trung hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.