Gia Lai công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-12, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Cục Thống kê tỉnh tổ chức Hội nghị công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội của dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Gia Lai năm 2019.

Quang cảnh buổi Công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Duy

Thực hiện điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS theo Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 5-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 593/QĐ-TCTK ngày 30-7-2018 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, năm 2019, trên phạm vi cả nước có 5.468 xã vùng DTTS và miền núi, chiếm 49% tổng số xã của toàn quốc; 98,6% số thôn thuộc các xã vùng DTTS được tiếp cận điện; 99,5% xã vùng DTTS có trạm y tế; 35,5% hộ nghèo và cận nghèo; 10,3% lao động là người DTTS được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
 

100% thôn, làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có điện lưới quốc gia. Ảnh: Hà Duy
100% thôn, làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có điện lưới quốc gia. Ảnh: Hà Duy

Riêng tại Gia Lai, toàn tỉnh hiện có 44 dân tộc đang sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ 53,77%, Jrai 30,36%, Bahnar 12,5%, Nùng 0,82%, Tày 0,75%; 26 dân tộc còn lại (Mường, Thái, Dao, Ê Đê, Chăm…) có dân số dưới 100 người.

Qua điều tra, thống kê, hiện toàn tỉnh có 1.628 thôn, làng thuộc xã vùng DTTS; 100% xã có trạm y tế; 85,1% xã có trường học kiên cố; 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia; 21,2% hộ DTTS nghèo và 17,9% hộ cận nghèo; 49,7% hộ DTTS nhận được hỗ trợ bằng tiền hoặc vật chất…

HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).