Gia Lai chủ động phương án ứng phó với thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ông Trần Trung Thành-Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên-cho biết: Mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm trước và dự báo kết thúc vào cuối tháng 11-2021. Tuy nhiên, những cơn mưa đầu mùa có khả năng sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: giông, sét, lốc, mưa đá. 
Theo số liệu từ Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, năm 2020, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh là hơn 677,7 tỷ đồng. Trong đó, hạn hán gây thiệt hại cho cây trồng là 188 tỷ đồng; mưa bão, giông, lốc, sét đánh làm 2 người chết, 1 người mất tích, 3 người bị thương, tốc mái 1.895 nhà dân và hư hỏng các công trình thiết yếu, hệ thống đường giao thông… với tổng thiệt hại hơn 489,7 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, hạn hán làm ảnh hưởng gần 444 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2020-2021; mưa giông, lốc làm 36 căn nhà bị tốc mái, sét đánh làm 3 người chết, 1 người bị thương.
Tại huyện Krông Pa, cơn mưa giông vào đầu tháng 4 vừa qua làm 17 nhà dân bị tốc mái và sét đánh làm 1 người chết. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho hay: Ngay sau khi xảy ra thiên tai, UBND huyện đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, xây dựng kế hoạch ứng phó thiên tai và triển khai các biện pháp phòng tránh. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân gia cố nhà cửa; chặt cành, nhánh cây cao, dễ gãy đổ gần nhà ở, lưới điện; khi có giông gió, lốc xoáy, chủ động sơ tán người dân ra khỏi những căn nhà tạm bợ, những khu vực dễ ngập úng, sạt lở đến nơi an toàn.
Mưa giông kèm lốc xoáy làm tốc mái nhà dân năm 2020. Ảnh: Lê Nam
Mưa giông kèm lốc xoáy làm tốc mái nhà dân năm 2020. Ảnh: Lê Nam
Ia Pa là địa phương thường xảy ra các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất dọc theo bờ sông Ba, sông Ayun và dọc theo suối Đak Pi Hao. Ngoài ra, vào mùa mưa, nơi đây thường xuất hiện lốc xoáy, giông sét. Mới đây, trên địa bàn huyện có 1 người chết và 1 người bị thương do sét đánh.
Ông Trần Đình Đức-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa-cho biết: Bước vào mùa mưa, người dân cần theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo của chính quyền địa phương để chủ động đề phòng. Người dân cần phát quang cây xanh, chằng chống nhà cửa, kho tàng, công trình xây dựng. Đặc biệt, khi trời sắp xảy ra giông thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, chỗ ẩm ướt, không nên dùng điện thoại... Ngoài ra, các địa phương triển khai cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân khi mưa bão.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, hiện tượng ENSO có xu hướng chuyển dần từ Lanina sang trạng thái trung tính từ nay đến tháng 6-2021 với xác suất khoảng 70-80% và kéo dài đến cuối năm. Dự báo, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông khoảng 12-14 cơn và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền 5-7 cơn. Từ tháng 6 đến tháng 7-2021, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc Biển Đông và gia tăng tần suất trong những tháng tiếp theo.
Ông Trần Trung Thành-Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên-cho biết: Mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm trước và dự báo kết thúc vào cuối tháng 11-2021. Tuy nhiên, những cơn mưa đầu mùa có khả năng sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: giông, sét, lốc, mưa đá.
“Với đánh giá tình hình diễn biến khí tượng thủy văn trong thời gian vừa qua và dự báo trong thời gian sắp tới, chúng tôi đề nghị các sở, ban ngành, địa phương và người dân thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để có các biện pháp phòng tránh phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro về người và tài sản”-ông Thành khuyến cáo.
Mưa bão số 9 năm 2020 la,2 nhiều cây cối đổ ra đường
Mưa bão số 9 năm 2020 làm nhiều cây cối ngã đổ ra đường. Ảnh: Lê Nam
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thanh Bình-Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Để chủ động ứng phó với thiên tai, các địa phương cần quán triệt nguyên tắc “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương” và thực hiện phương châm “4 tại chỗ” nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Cùng với đó, Ban Chỉ huy các cấp cần tăng cường tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa để sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ hồ đập, thủy lợi, thủy điện thực hiện nghiêm công tác đảm bảo an toàn theo quy định. Giám sát chặt chẽ quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và xây dựng quy chế phối hợp khu vực hạ du. Khi xảy ra thiên tai phải tổ chức công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống người dân và tổng hợp báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại về Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.