Gặp mặt, trao sổ hưu cho người lao động tại Đak Đoa: Hoạt động ý nghĩa, nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 3 năm qua, tháng nào Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đak Đoa, Gia Lai cũng đều đặn tổ chức gặp mặt và trao sổ hưu cho người lao động. Chương trình được tổ chức nhẹ nhàng, thân mật nhưng để lại ấn tượng khó quên.
Theo bà Phùng Thị Châu-Giám đốc BHXH huyện Đak Đoa, đa phần những người về hưu vẫn còn băn khoăn về cách tính chế độ hưu cùng với những trăn trở, vui buồn suốt thời gian gắn bó với cơ quan, đơn vị. Do đó, việc duy trì các buổi gặp mặt là hết sức cần thiết, giúp người lao động bày tỏ nỗi niềm.
 Bà Phùng Thị Châu-Giám đốc BHXH huyện Đak Đoa trao đổi về chính sách BHXH với người lao động nghỉ hưu. Ảnh: Đ.Y
Bà Phùng Thị Châu-Giám đốc BHXH huyện Đak Đoa trao đổi về chính sách BHXH với người lao động nghỉ hưu. Ảnh: Đ.Y
Tính đến tháng 12-2019, BHXH huyện Đak Đoa quản lý 1.486 người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, trong đó có 25 người đóng BHXH tự nguyện hưởng lương hưu với tổng số tiền chi trả trên 6 tỷ đồng/tháng. “Trong quá trình công tác, tham gia BHXH, đa số người lao động ít khi trực tiếp đến cơ quan BHXH mà hầu hết mọi giao dịch đều thông qua đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, đây là dịp người lao động được tiếp cận và nghe cơ quan BHXH trao đổi về quyền lợi, chính sách khi về hưu. Việc làm của đơn vị đã nhận được sự đánh giá cao của mọi người”-bà Châu cho biết.
Trong tháng 12 này, BHXH huyện đã tổ chức gặp mặt và trao quyết định hưởng lương hưu cho 12 người. “Tôi không nghĩ lại được cán bộ BHXH trực tiếp trao sổ hưu thế này. Trước khi nghỉ hưu, tôi còn thắc mắc về cách tính lương hưu của mình. Tuy nhiên tại buổi gặp mặt, tôi đã được cán bộ giải đáp cặn kẽ”-bà Nguyễn Thị Phượng (SN 1963, nguyên công nhân Công ty Cà phê Đak Đoa) chia sẻ.
Bà Phượng đủ tuổi về hưu nhưng tham gia BHXH mới 15 năm 7 tháng. Vì vậy, để đủ điều kiện nhận sổ hưu, bà Phượng phải đóng thêm 4 năm 3 tháng. Thay vì đóng hàng tháng, bà Phượng chọn cách đóng BHXH 1 lần. Tuy nhiên, thời điểm bà Phượng nghỉ hưu, theo quy định phải đóng BHXH đủ 30 năm (đối với nữ) mới được hưởng 75% bình quân lương, còn tham gia 20 năm thì chỉ được hưởng 55%. Bà Phượng cho biết: “Lương hưu cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức tham gia đóng BHXH. Tôi đóng theo mức quy định chung và được nhận lương hưu 2,2 triệu đồng/tháng. Tuổi già có lương hưu như vậy, được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, hưởng thanh quyết toán 95%, thế là yên tâm”.
Cùng chung niềm vui nhận sổ hưu tháng đầu tiên, ông Lại Văn Văn (nguyên lái xe Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) bày tỏ: “Khi về hưu, tôi có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình, làm thêm kinh tế phụ. Nhưng tôi hơi tiếc là về hưu ở giai đoạn này thì mức phần trăm lương hưu được hưởng bị thấp xuống. Theo quy định trong quân đội, làm việc 25 năm là được nghỉ hưu. Tôi đã làm việc và tham gia đóng BHXH được 26 năm 3 tháng, nếu theo quy định trước năm 2018, tôi được hưởng 75% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm. Nhưng giờ theo quy định mới, tôi chỉ được hưởng 64%, vì nam phải đóng đủ 35 năm mới được hưởng lương hưu tối đa 75%. Nhờ được cán bộ BHXH giải thích cụ thể nên tôi đã hiểu rõ vấn đề”.
 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.