Đức Cơ xây dựng thương hiệu sầu riêng chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng, thời gian qua, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tập trung xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, gắn mã số vùng trồng, nhãn hiệu để hướng đến mục tiêu xuất khẩu.

Huyện Đức Cơ hiện có hơn 630 ha sầu riêng, trong đó, có khoảng 400 ha đang kinh doanh với năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Sầu riêng được trồng tập trung tại các xã Ia Kriêng, Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Krêl và Ia Kla… Hiện nay, phần lớn hợp tác xã và nông dân trên địa bàn huyện trồng các giống sầu riêng như: Ri06 (Việt Nam), Dona (Việt Nam), Musang King (Malaysia)…, phần lớn diện tích sầu riêng được ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như tưới nước nhỏ giọt, phun mưa, ép hoa cho trái đồng loạt nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Cán bộ HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Gia Lai hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng sầu riêng thị trấn Chư Ty. Ảnh Nguyễn Diệp

Cán bộ HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Gia Lai hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng sầu riêng thị trấn Chư Ty. Ảnh Nguyễn Diệp

Để xây dựng thương hiệu sầu riêng Đức Cơ, năm 2023, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp và khuyến nông huyện, vốn đối ứng của đơn vị liên kết sản xuất với hơn 1,1 tỷ đồng, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã xây dựng Dự án “Liên kết phát triển vùng nguyên liệu sản xuất sầu riêng phục vụ xuất khẩu trên địa bàn huyện”.

Trong đó, tập trung hỗ trợ chứng nhận vùng nguyên liệu sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 470 ha; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sầu riêng Đức Cơ; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm sầu riêng gắn mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói và mời các chuyên gia để mở 10 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh sầu riêng cho 500 nông dân các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngành Nông nghiệp huyện đã xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm sầu riêng theo chuỗi giá trị với diện tích 27 ha của 49 hộ gia đình.

Cùng với đó, huyện đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai làm 14 mã số vùng trồng và 1 mã cơ sở đóng gói, cụ thể: Công ty TNHH một thành viên Hương Dương Gia Lai 2 mã tại xã Ia Dom và xã Ia Pnôn; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Anh Anh 5 mã tại xã Ia Krêl, Ia Lang, Ia Din, Ia Kla, Ia Nan, trong đó có 2 mã tại xã Ia Krêl, Ia Lang được Trung Quốc cấp mã để xuất khẩu; Hợp tác xã nông sản xuất khẩu Bắc Tây Nguyên 5 mã vùng trồng và 1 mã cơ sở đóng gói tại xã Ia Kriêng; Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Gia Lai 1 mã số vùng trồng tại thị trấn Chư Ty.

Trong số đó, Hợp tác xã Nông sản xuất khẩu Bắc Tây Nguyên (làng Hrang, xã Ia Kriêng) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với UBND huyện Đức Cơ cam kết thu mua, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm sầu riêng cho người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn huyện để phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, Hợp tác xã đã xây dựng vùng nguyên liệu sầu riêng với diện tích 70 ha theo tiêu chuẩn VietGAP và cơ sở đóng gói với hệ thống kho lạnh, quy trình phân loại, làm sạch, đóng gói đảm bảo quy định.

Ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ-cho biết: Sầu riêng Đức Cơ có mặt trên thị trường nhiều năm nay và được đánh giá có chất lượng tốt, hương vị thơm, ngon, dày cơm, có độ ngọt và béo cao. Do đó, để bảo vệ thương hiệu của sản phẩm sầu riêng Đức Cơ, cũng như lợi ích của người nông dân và quyền lợi của người tiêu dùng, huyện Đức Cơ đã thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình, sử dụng nhãn hiệu đúng và trúng sản phẩm. Còn nông dân căn cứ vào những tiêu chí chất lượng liên quan để xây dựng và phát triển vườn cây theo hướng an toàn, bền vững.

Người dân thị trấn Chư Ty thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Người dân thị trấn Chư Ty thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Đức Cơ dự kiến mở rộng diện tích sầu riêng lên khoảng 750 ha vào năm 2025 và đến năm 2030 là 1.500 ha. Đồng thời, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao gắn tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, xuất khẩu sầu riêng.

“Trong thời gian tới, huyện sẽ từng bước xây dựng, củng cố thương hiệu sầu riêng Đức Cơ; xây dựng vùng nguyên liệu sầu riêng đạt chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia các tổ hợp tác, nông hội, hợp tác xã để liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, nhằm xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.