Dừa in hình gà cả triệu đồng/trái 'cháy hàng' dịp cận Tết Đinh Dậu 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá mỗi trái dừa in hình gà (song kê), ba ông phúc - lộc - thọ, Quán Thế Âm, chữ 'phúc', 'tài lộc' lên tới gần 1 triệu đồng nhưng vì số lượng có hạn nên vẫn 'cháy hàng' dịp cận Tết.

Mỗi năm cứ dịp cận tết, nhiều loại cây trái, hoa kiểng độc lạ lại khiến nhiều người lùng sục dù giá thành của những thứ này không rẻ chút nào. Nếu năm ngoái, mọi người thi nhau đặt mua dưa lê thần tài, bưởi hồ lô hay nấm linh chi bon sai thì năm nay, dừa song kê hay còn gọi là dừa in hình gà lại được có dịp "lên ngôi".
 

Năm nay, anh Huy cho ra mắt thị trường 5 mẫu in nổi trên dừa. Lần lượt từ trái qua phải là các mẫu: ba ông phúc - lộc - thọ, song kê, Quán Thế Âm,
Năm nay, anh Huy cho ra mắt thị trường 5 mẫu in nổi trên dừa. Lần lượt từ trái qua phải là các mẫu: ba ông phúc - lộc - thọ, song kê, Quán Thế Âm, "phúc", "tài lộc"


Anh Nguyễn Quang Huy, người đưa ra thị trường dừa song kê, đồng thời là chủ cơ sở dừa Phát Tài, (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) cho biết ý tưởng in hình gà lên trái dừa nhen nhóm từ việc những sản phẩm vẽ, khắc lên trái cây luôn hút hàng dịp Tết.

"Được sự góp ý của một vài người quen ở Bến Tre, từ đầu năm 2016 tôi đã quyết định in hình lên dừa để phục vụ tết Đinh Dậu. Phải mất tới vài tháng in thử, tôi mới cho ra được một trái dừa in hình với nhiều chi tiết tinh xảo như hiện nay", anh Huy chia sẻ.

Vì là năm đầu tiên và đang trong quá trình thử nghiệm nên anh Huy chỉ cho in hình nổi trên 2.000 trái dừa và tung ra thị trường từ cuối tháng 10 âm lịch. Đến nay, dù cận tết nhưng số lượng dừa còn lại chỉ khoảng 200 trái.

 

Những trái dừa được lựa chọn để in hình phải đáp ứng các yêu cầu: tròn trịa, đủ nước, có thể mọc chồi. Sau đó mỗi trái được đặt cố định bằng mút vào thùng các-tông để chuyển đến cơ sở gia công
Những trái dừa được lựa chọn để in hình phải đáp ứng các yêu cầu: tròn trịa, đủ nước, có thể mọc chồi. Sau đó mỗi trái được đặt cố định bằng mút vào thùng các-tông để chuyển đến cơ sở gia công
Tại cơ sở gia công, từng hình nổi được các
Tại cơ sở gia công, từng hình nổi được các "nghệ nhân" tỉ mỉ in lên trái dừa bằng chất liệu nhựa tổng hợp dưới một nhiệt độ nhất định. Sau đó, "nghệ nhân" sẽ quét lên hình in một lớp sơn xanh để màu sắc thêm bắt mắt
Các chi tiết in nổi trên trái dừa rất tinh xảo. Giá thành của mỗi trái hiện tại là 890.000 đồng. Trái dừa tròn trịa, màu đẹp và để được lâu nên nhanh chóng được mọi người đặt hàng
Các chi tiết in nổi trên trái dừa rất tinh xảo. Giá thành của mỗi trái hiện tại là 890.000 đồng. Trái dừa tròn trịa, màu đẹp và để được lâu nên nhanh chóng được mọi người đặt hàng
Tại một hội chợ, người dân thích thú với dừa in hình nổi
Tại một hội chợ, người dân thích thú với dừa in hình nổi

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

(GLO)- Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Gia Lai được cải thiện đáng kể và lọt vào top 30 tỉnh, thành đứng đầu bảng xếp hạng PGI-2024. Đây là bước đột phá ấn tượng từ sự nỗ lực của chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 5 thủ tục hành chính và bãi bỏ v1 thủ tục hành chính trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Ảnh: Minh hoạ

Công bố danh mục 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND ​công bố danh mục 6 TTHC sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính và Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.