Đón tết ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tết là dịp để đoàn viên, sum vầy với gia đình, nhưng lực lượng giữ rừng vẫn phải đảm bảo quân số khoảng 70% túc trực tại các trạm, chốt, tăng cường tuần tra, canh gác để tránh cho rừng bị xâm nhập trái phép.

Những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, lực lượng chuyên trách ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh vẫn tất bật với các cuộc tuần tra, kiểm soát để bảo vệ rừng. Đấy là nhiệm vụ họ vẫn thực hiện hằng ngày. Vào dịp tết, tai mắt và những bước chân của họ phải canh chừng khắp nơi vì lâm tặc có thể lợi dụng sơ hở, lơi lỏng của lực lượng giữ rừng để xâm nhập, phá hại rừng.

Lán trại giữ rừng đơn sơ giữa rừng sâu ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Lán trại giữ rừng đơn sơ giữa rừng sâu ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rộng gần 42.000 ha, trải dài qua ba huyện là Kbang, Đăk Đoa, Mang Yang của tỉnh Gia Lai. Với sự đa dạng sinh học cao, đặc biệt, nơi đây có quần thể voọc chà vá chân xám đặc hữu lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều loại gỗ quý như giáng hương, pơ mu, trắc… với trữ lượng lớn nên công tác giữ rừng phải đối mặt với không ít khó khăn. Bởi vậy, dịp Tết Nguyên đán cũng là thời điểm lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng phải tăng cường tuần tra, canh gác để tránh cho rừng bị xâm nhập trái phép, bị hủy hoại.

Ngoài 9 trạm bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, việc phải dựng lán trại dã chiến để qua đêm trong rừng sâu là chuyện bình thường. Vì phải đi hàng chục cây số qua nhiều địa hình đồi dốc hiểm trở, đặc biệt là trong mùa mưa nên lực lượng giữ rừng không thể quay lại trạm mà phải ngủ lại giữa mênh mông rừng thẳm. Hầu hết là di chuyển bằng cách lội bộ.

Tết là dịp để đoàn viên, sum vầy với gia đình, song lực lượng giữ rừng ở đây vẫn phải đảm bảo quân số khoảng 70% túc trực tại các trạm, chốt.

Giữ rừng trong những ngày tết thật nhiều cảm xúc

Giữ rừng trong những ngày tết thật nhiều cảm xúc

Những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, chúng tôi đã có dịp vào rừng sâu với lực lượng chuyên trách của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Dù chỉ đồng hành trong một ngày nhưng chúng tôi cảm nhận được khó khăn, vất vả của lực lượng nơi đây để giữ cho rừng được bình yên.

Anh Ngô Đức Công, nhân viên Trạm bảo vệ rừng số 1 thuộc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, chia sẻ: "Mình công tác cũng trên 10 năm nay ở đây rồi. Dịp tết đến, xuân về, mọi người ở ngoài thì đi sắm tết các thứ. Nhưng ở đây, ngày cuối năm, ngày tết, chúng tôi vẫn phải bám sát công việc, bám rừng. Hễ nghe ngóng nơi nào có động chút là phải lên đường ngay. Cũng nhớ nhà, cũng muốn về sum họp với gia đình những ngày tết nhưng nhiệm vụ thì phải thực hiện. Tết ở trong rừng nhiều hơn ở nhà. Được cái vợ con cũng thấu hiểu, động viên chia sẻ nên chúng tôi có thêm động lực để thực hiện tốt công việc được giao".

Chỉ mới đến vùng đệm của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, đường đi đã quá khó khăn, nguy hiểm

Chỉ mới đến vùng đệm của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, đường đi đã quá khó khăn, nguy hiểm

Những người dân sống gần Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cũng được tạo điều kiện để phát triển sinh kế, như: được giao khoán bảo vệ rừng, được vào khai thác những lâm sản phụ như cây đót, mật ong… Tuy vậy, vẫn có lâm tặc từ nơi khác câu kết với người địa phương xâm nhập, phá rừng. Đã có không ít vụ được lực lượng bảo vệ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phát hiện, xử lý.

Ngày tết, lực lượng giữ rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh vẫn phải túc trực

Ngày tết, lực lượng giữ rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh vẫn phải túc trực

Ông Lê Văn Vinh, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, cho biết: "Địa bàn quản lý trải rộng qua ba huyện, địa hình có nhiều phức tạp và dân cư sinh sống gần rừng nên việc bảo vệ rừng cũng đặt ra nhiều thách thức. Trước, trong và sau tết, chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát. Yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải lên kế hoạch tuần tra truy quét; đảm bảo quân số. Trong dịp tết này, chúng tôi động viên anh em nói với gia đình, vợ con thông cảm vì nhiệm vụ chung của đơn vị".

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.