Độc chiêu của nữ CEO khiến hàng trăm người lao đao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nữ CEO Công ty Đất Vàng Hoàng Gia tìm mua những khu đất có diện tích lớn, sau đó đặt cọc một phần tiền rồi phân lô lừa đảo hàng trăm người.

Ngày 14-6, VKSND TP HCM cho biết cơ quan này đã hoàn tất cáo trạng truy tố Phạm Thị Tuyết Nhung (SN 1981, Giám đốc Công ty Angle Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia) cùng 3 người khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo trạng, Phạm Thị Tuyết Nhung cùng các đồng phạm đã vẽ, lập 9 dự án dân cư không có thật tại TP HCM; tự phân lô tách thửa trái pháp luật, quảng cáo gian dối để ký 558 hợp đồng góp vốn, đặt cọc.

Nhung cùng đồng phạm đã lừa 413 bị hại số tiền hơn 562 tỉ đồng, sau đó thì trả lại cho các bị hại 6,2 tỉ đồng và chiếm đoạt 556 tỉ đồng.

 

Công an khám xét nhà bị can Phạm Thị Tuyết Nhung
Công an khám xét nhà bị can Phạm Thị Tuyết Nhung


Quá trình điều tra, công an xác định Nhung tìm mua những thửa đất lớn gồm đất ở, đất trồng cây, đấy trồng lúa, đất ao hồ… Sau khi thỏa thuận, Nhung ký các hợp đồng đặt cọc, thanh toán một phần tiền cho chủ đất để làm tin.

Người này cùng đồng phạm viện nhiều lý do để kéo dài thời hạn thanh toán, không hoàn tất việc nhận chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất. Tuy chưa hoàn tất thủ tục cũng như không chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, tách thửa và không được các cơ quan chức năng duyệt dự án nhưng Nhung vẫn thực hiện hàng loạt hành vi trái pháp luật.

Cụ thể, Nhung cho thiết kế, lập bản vẽ, phân chia khu đất thành nhiều nền đất dưới dạng thổ cư tỉ lệ 1/500, có đầy đủ cơ sở hạ tầng như điện, nước và thoát nước. Đồng thời, nhóm Nhung tự đặt tên dự án rồi tìm kiếm, quảng cáo, chào bán đất nền.

Khi có khách hỏi mua, Nhung và đồng phạm ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán với tư cách đại diện Công ty Angle Lina, Công ty Đất Vàng Hoàng Gia để thu tiền rồi chiếm đoạt.

Trong đó, Phạm Thị Tuyết Nhung trực tiếp ký 510 hợp đồng chuyển nhượng với 388 bị hại, chiếm đoạt hơn 524 tỉ đồng; còn lại do các đồng phạm ký, thu tiền.

 

Theo PHẠM DŨNG (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.