Điều kiện, thời gian hưởng bảo hiểm khi ốm đau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tham gia BHXH, người lao động (NLĐ) sẽ được chia sẻ, hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật. Theo quy định tại khoản 1, điều 25 Luật BHXH 2014, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau khi: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Các đối tượng áp dụng chế độ ốm đau bao gồm (điều 24 Luật BHXH 2014): Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 - 12 tháng; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 - 3 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Tham gia BHXH, người lao động (NLĐ) sẽ được chia sẻ, hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật
Tham gia BHXH, người lao động (NLĐ) sẽ được chia sẻ, hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Tại điều 26 Luật BHXH 2014 quy định với trường hợp ốm đau thông thường. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm của NLĐ tính theo ngày làm việc như sau:
Làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 - 30 năm; 60 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: 40 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 - 30 năm; 70 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên (thời gian nghỉ hưởng chế độ trong trường hợp này không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần).
Với trường hợp ốm đau dài ngày: Tối đa 180 ngày; Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH (thời gian nghỉ hưởng chế độ trong trường hợp này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần).
Trong khi đó, điều 110 Bộ Luật Lao động 2012 quy định, mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần.
Với những quy định này thì khi bị ốm đau vào ngày nghỉ hàng tuần (trong tuần hoặc cuối tuần), NLĐ sẽ không được hưởng chế độ ốm đau, trừ trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
Theo V.Linh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).