Đề xuất sửa đổi một số điều kiện hưởng gói 62.000 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), một số chính sách hỗ trợ cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người lao động được tiếp cận chính sách.

 

Quá trình thực hiện chính sách, các địa phương luôn bám sát vào mục tiêu, nguyên tắc của Nghị quyết 42/NQ-CP là hỗ trợ cho các đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các địa phương gặp một số vướng mắc và Bộ LĐ-TB-XH đề xuất sửa đổi một số nội dung trong Nghị quyết.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, so với dự kiến ban đầu số lượng đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ người lao động còn ít, trong đó tập trung vào 3 nhóm đối tượng sau: Người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không lương tại doanh nghiệp (DN); Người sử dụng lao động (NSDLĐ) vay Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho NLĐ bị ngừng việc; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm.

 

 



Trên cơ sở tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện việc hỗ trợ các nhóm đối tượng, theo phản ánh của nhiều địa phương, cơ quan doanh nghiệp, một số chính sách hỗ trợ cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DN và NLĐ được tiếp cận chính sách, đồng thời cần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình xác lập hồ sơ đề nghị của các đối tượng thụ hưởng.

Do đó, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất, tại khoản 1 mục II: Thay từ "doanh nghiệp" bằng từ "người sử dụng lao động" để có thể mở rộng đối tượng thụ hưởng tới các chủ thể khác ngoài DN như trường học, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có sử dụng lao động. Sửa cụm từ "không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương" thành "doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc so với cùng kỳ năm 2019" để NSDLĐ tiếp cận tốt với chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Bổ sung nội dung: "Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương được tính từ ngày 23 -1- 2020 đến ngày 1-6 -2020". Vì trong thực tế có các trường hợp NLĐ đã thực hiện tạm hoãn HĐLĐ từ trước ngày 1-4-2020, quy định như trên nhằm tránh bỏ sót đối tượng trong quá trình tổ chức thực hiện (Ví dụ, NLĐ tạm hoãn HĐLĐ từ tháng 2 - 5-2020), việc hỗ trợ cho NLĐ vẫn thực hiện tính từ ngày 1-4-2020 và không quá 3 tháng.

Cụ thể sửa đổi khoản này như sau: "NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do NSDLĐ gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 , có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc so với cùng kỳ năm 2019 thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1-4-2020 và không quá 3 tháng. Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được tính từ ngày 23-1 đến 1-6-2020".

Tại khoản 2 mục II, đề nghị sửa cụm từ "NSDLĐ gặp khó khăn về tài chính" thành "NSDLĐ có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu tại thời điểm xét hưởng giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019". Lược bỏ nội dung "đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho NLĐ theo khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động" để NSDLĐchủ động trong việc chi trả tiền lương cho NLĐ.



 

 



Sửa cụm từ "trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020" thành "trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020" để tiếp tục hỗ trợ cho NSDLĐ đến hết năm 2020 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách.

Lược bỏ nội dung "để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc" bởi trong thực tiễn quy định này làm phát sinh thủ tục trong quá trình giải ngân của Ngân hàng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc linh hoạt các nguồn kinh phí để trả lương ngừng việc nhằm giữ chân NLĐ.

Cụ thể sửa đổi khoản này như sau: "NSDLĐ có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu tại thời điểm xét hưởng giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng NLĐ ngừng việc trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020 theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 6 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội".



 

 



Tại khoản 3 mục II, đề nghị bổ sung nội dung và sửa đổi như sau: "Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1 - 4 - 2020 theo quyết định của các cấp có thẩm quyền được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng."

Việc bổ sung làm rõ nội dung hộ kinh doanh bị tạm ngừng theo quyết định của các cấp có thẩm quyền sẽ giúp cho các địa phương chủ động hơn trong công tác xét duyệt hồ sơ thẩm định và thống nhất thực hiện trong cả nước.

Theo A.Khánh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.