Đề xuất quy định 'lương tối thiểu 2 người đi làm đủ sống cho 4 người'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, để mỗi gia đình có thể sinh được 2 con thì thu nhập của 2 người đi làm trong một gia đình phải đảm bảo nuôi được 4 người (2 người lớn, 2 trẻ con).

Làm việc 8 tiếng/ngày, thu nhập phải đàng hoàng cho 4 người

"Thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư" là một trong số 11 giải pháp được nguyên Phó thủ tướng, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đưa ra tại hội thảo góp ý, hoàn thiện chính sách trong dự thảo luật Dân số do Bộ Y tế tổ chức mới đây, tại Hà Nội.

Cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người. Ảnh: Liên Châu
Cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người. Ảnh: Liên Châu

Theo giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, để mỗi gia đình có thể sinh được 2 con thì thu nhập 2 người đi làm trong một gia đình phải nuôi được 4 người (2 người lớn, 2 trẻ con). Chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động (công đoàn) cần thống nhất nhận thức và giải pháp để gia đình có 2 người đi làm có đủ thu nhập để 2 con được nuôi dạy, học hành đàng hoàng. Ông Nhân kiến nghị, cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người.

Đề xuất quy định 'lương tối thiểu 2 người đi làm đủ sống cho 4 người'

Các giải pháp cần toàn diện, trong đó thị trường nhà ở cần có tính cạnh tranh, có sự hỗ trợ và giám sát của nhà nước để người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá cả chấp nhận được; để nhà ở không trở thành một điều kiện khi kết hôn.

Điều kiện làm việc, chế độ thai sản, chế độ lương và thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa công việc với gia đình và khi có con cái.

Cạnh đó, theo ông Nhân, cần thực hiện phổ cập giáo dục mầm non (trẻ từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi) để cha mẹ có điều kiện làm việc và phát triển cả khi sau sinh, con còn nhỏ. Phát triển hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập để phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập nghề.

Cần dạy môn "hạnh phúc học"

Gia đình hạnh phúc cần bình đẳng giới thực sự. Ảnh: T.N

Gia đình hạnh phúc cần bình đẳng giới thực sự.

Ảnh: T.N

Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý về các yếu tố cần có sau kết hôn. Ông cho rằng, cần có sự chia sẻ trách nhiệm giữa vợ và chồng trong công việc gia đình, nuôi dạy con; cần thực hiện bình đẳng giới thực sự. Cùng đó, nguyên Phó thủ tướng đề xuất nhiều nội dung liên quan đến chất lượng sống trong mỗi gia đình, đó là hạnh phúc.

"Cần dạy cách làm vợ làm chồng hạnh phúc, làm cha mẹ hạnh phúc và xây dựng gia đình hạnh phúc từ bậc học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Cần dạy môn "hạnh phúc học" của người Việt Nam ở các bậc học", nguyên Phó thủ tướng đề xuất.

Đề cập đến môi trường xã hội, giáo sư Nguyễn Thiện Nhiên kiến nghị, cần xây dựng môi trường thân thiện với trẻ em, người mẹ và gia đình, thể hiện sự trân trọng của xã hội với những người làm tròn trách nhiệm công dân để đất nước phát triển bền vững về lao động và dân số.

"Nhà nước nên có chương trình hỗ trợ thiết thực cho các cặp vợ chồng vô sinh chữa bệnh để sinh con. Các gia đình tự quyết định số con và thời điểm sinh con. Phát triển hệ thống tư vấn chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ sinh sản", giáo sư Nguyễn Thiện Nhân nêu giải pháp, với việc hướng đến các chính sách phù hợp nhất, trong bối cảnh Việt Nam xuất hiện xu hướng người trẻ ngại kết hôn và sinh con; tốc độ tăng dân số giảm.

Càng giàu, mức sinh càng giảm

Theo phân tích của giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, với tất cả 42 nước thu nhập cao hiện nay cho thấy, quy luật chung là càng giàu, GDP bình quân đầu người càng tăng, thì tổng tỷ suất sinh (TTSS) càng giảm.

Có 38/42 nước có TTSS dưới 2,0 vào năm 2023, trong đó thời gian TTSS dưới 2,1 thấp nhất là 9 năm, cao nhất là 55 năm, thời gian TTSS dưới 2,1 bình quân của 38 nước này là 40 năm.

Có 4/42 nước thu nhập cao năm 2023 có TTSS lớn hơn 2,0, song TTSS đều giảm dần liên tục, năm sau thấp hơn năm trước. Dự báo 3 nước Saudi Arabia, Kuwait và Panama trước hoặc sau 2030 có TTSS sẽ dưới 2,1.

Với Israel, TTSS 2024 là 2,89, do đặc thù về xã hội, chính trị và văn hóa chưa có cơ sở dự báo thời điểm TTSS giảm dưới 2,1.

Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.