Đề xuất đóng BHXH 10-15 năm vẫn được nhận lương hưu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 29-11, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo quốc tế về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam.
 

Người lao động sẽ có thể lựa chọn thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu.
Người lao động sẽ có thể lựa chọn thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu.

Tại hội thảo, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), băn khoăn: “Trong điều kiện dân số già hóa với tuổi thọ ngày càng tăng đang và sẽ là gánh nặng cho Quỹ BHXH. Tính trung bình, thời gian hưởng lương hưu là 24,7 năm (nam là 22,5 năm, nữ là 26,9 năm).

Thời gian đóng bình quân là 28 năm với tỷ lệ 21%, trong khi thời gian hưởng là 24,7 năm với tỷ lệ hưởng là 70,2%. Nguyên tắc định phí BHXH để hưởng 20 năm phải đóng 40 năm. Trong khi tiền đóng BHXH trong 28 năm chỉ đủ trả trong vòng 8 năm. Vậy ai sẽ chịu “gánh nặng” khi thời gian hưởng trung bình là 24,7 năm?”.

Ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho hay một trong những giải pháp đã được đưa ra để đảm bảo cân đối quỹ là mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Để thu hút người lao động tham BHXH, ông Sơn đề xuất: “Nguyện vọng của người lao động khi đóng BHXH là về sau có lương hưu hằng tháng, nhưng quy định hiện nay thời gian đóng quá dài, quá xa khiến người lao động không tiếp cận được. Cần giảm thời gian hưởng tối đa xuống để người lao động tiếp cận với chính sách”.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia về an sinh xã hội (Viện Khoa học BHXH), cho rằng nên thiết kế chính sách BHXH theo chế độ ngắn hạn và dài hạn, có tính chất linh hoạt cao để người lao động lựa chọn. Ông Nguyễn Trường Giang thừa nhận quy định thời gian tham gia tối thiểu hưởng lương hưu trí 20 năm là quá dài. Do đó, tới đây, Bộ LĐ-TB-XH sẽ đề xuất cải cách xây dựng lộ trình điều chỉnh thời gian tối thiểu để được hưởng lương hưu xuống 15 năm, 10 năm.

Thu Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.