Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 06/CT-UBND. Nhằm thực hiện đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, giống vật nuôi và thủy sản, tạo bước đột phá mới về nghiên cứu, lai tạo, sản xuất ra nhiều giống cây giống, con giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 

Tuyên truyền hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất. Ảnh: T.N
Tuyên truyền hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất. Ảnh: T.N

Đẩy mạnh ứng dụng KHCN-đặc biệt là sau thu hoạch, tưới tiết kiệm nước vào sản xuất nông nghiệp, quan tâm đối với sản xuất rau, hoa, cây trồng có giá trị cao; xây dựng, chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất, thâm canh cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và sơ chế, bảo quản nông sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Sở Khoa học và Công nghệ triển khai và thực hiện có hiệu quả cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng, chuyển giao KHCN theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan nghiên cứu quy định của pháp luật, cơ chế và chính sách của nhà nước trong hoạt động KHCN của ngành nông nghiệp, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Đề xuất xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp vào điều kiện thực tế của các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng KHCN phục vụ xây dựng NTM do ngành quản lý. Tăng cường chuyển giao KHCN để phát triển nông nghiệp và phục vụ xây dựng NTM. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN cao vào sản xuất nông nghiệp, chuyển giao các đề tài KHCN có triển vọng cho địa phương để mở rộng ứng dụng vào sản xuất.

Các sở ban ngành, đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để phối hợp thực hiện đẩy mạnh ứng dụng KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020.  Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cần đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; tăng cường áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp vào sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch, sơ chế, chế biến; từng bước xây dựng và mở rộng sản xuất theo Chương trình cánh đồng lớn để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, phát triển trồng trọt, chăn nuôi...

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.