Đẩy mạnh thiết lập xây dựng mã số vùng trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 109/CCTTBVTV-BVTV-KDTV về tăng cường  thiết lập, xây dựng mã số vùng trồng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt, truy xuất nguồn gốc nông sản.

Theo đó, các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch thiết lập, xây dựng mã số vùng trồng. Phối hợp với các hội, đoàn thể cấp huyện và UBND các xã tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất các loại cây trồng có nhu cầu cấp mã số vùng trồng thì đăng ký, nộp hồ sơ trên phần mềm cấp quản lý mã số vùng trồng trực tuyến. Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện thiết lập, xây dựng, quản lý mã số vùng trồng. Ưu tiên nguồn lực tập huấn, hướng dẫn người dân ghi chép, lưu trữ hồ sơ về truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu thị trường tiêu thụ. Đồng thời, nông dân cần nhận biết, giám sát và phòng trừ sâu bệnh gây hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép, tuân thủ thời gian cách ly đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá quy định của thị trường nhập khẩu.

Chuối là một trong những cây trồng chủ lực được cơ quan chức năng cấp nhiều mã số vùng trồng xuất khẩu.Ảnh: Nguyễn Diệp

Chuối là một trong những cây trồng chủ lực được cơ quan chức năng cấp nhiều mã số vùng trồng xuất khẩu.Ảnh: Nguyễn Diệp

Các địa phương thường xuyên rà soát diện tích cây trồng đủ điều kiện thiết lập, xây dựng mã số vùng trồng; phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn, hỗ trợ cho tổ chức và cá nhân. Tăng cường kiểm tra, giám sát kinh doanh, sử dụng mã số vùng trồng, xác định các loại cây trồng ưu tiên cấp mã số vùng trồng, khuyến khích cấp mã số vùng trồng cho vùng nguyên liệu tập trung các loại nông sản chủ lực nhằm đáp ứng bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến cuối năm, 100% số xã xây dựng nông thôn mới đều thiết lập, xây dựng và cấp mã số vùng trồng…

Nhiều diện tích sầu riêng của Gia Lai đã được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Nhiều diện tích sầu riêng của Gia Lai đã được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Mã số vùng trồng là một trong những nội dung trong tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh thiết lập, xây dựng mã số vùng trồng nội địa và xuất khẩu sẽ nâng cao uy tín nông sản Gia Lai trong nước và quốc tế… Hiện nay, toàn tỉnh đã được cấp 212 mã số vùng trồng và 34 mã số cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ và New Zealand…

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.