Đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại: Nhu cầu từ thực tiễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi sẽ thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại phù hợp với phong tục tập quán và quy mô sản xuất của địa phương, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa các khu vực, vùng miền.

Hoạt động thương mại vùng đồng bào DTTS và miền núi chủ yếu diễn ra ở các chợ truyền thống. Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai có 102 chợ được phân bổ rộng khắp tại các huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 1 chợ hạng I, 12 chợ hạng II, 70 chợ hạng III và 19 chợ tạm.

Huyện Phú Thiện có 10 xã, thị trấn nhưng chỉ có 1 chợ hạng III và 3 chợ tạm. Ngoài chợ trung tâm huyện thì 3 chợ còn lại chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa vào buổi sáng. Ông R’Ô Thí-Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Chợ bán chủ yếu các mặt hàng thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Tại các chợ vùng đồng bào DTTS, người dân đa phần chỉ bán sản phẩm tự làm ra hoặc mua hàng về bày bán tại chỗ, do đó lợi nhuận chưa cao. Ví dụ như một sản phẩm làm ra không có bao bì, nhãn mác, thương hiệu thì giá trị sẽ thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm có đầy đủ các tiêu chuẩn này. Từ đó để thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực để phát triển thương mại hay nói cách khác là trình độ của người làm công tác thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm.

Sở Công thương phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại tổ chức tập huấn phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Sở Công thương phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại tổ chức tập huấn phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Ông Lương Văn Tự-Phó Trưởng ban Quản lý chợ Phú Thiện-cho hay: Chợ Phú Thiện là chợ hạng III với 8 ki ốt, 142 lô sạp cố định và 110 lô sạp không cố định. Chợ đi vào hoạt động đã lâu nên cơ sở vật chất xuống cấp rất nhiều, tình hình mua bán khoảng 2 năm nay luôn rơi vào tình trạng ế ẩm vì phải cạnh tranh với các loại hình thương mại khác. Người dân chủ yếu đi chợ mua thực phẩm tươi sống, còn các mặt hàng khác như quần áo, đồ gia dụng thì họ có xu hướng mua tại cửa hàng hoặc mua sắm trực tuyến. Nhiều hộ kinh doanh hàng tiêu dùng ở chợ vì quá ế ẩm buộc phải sang sạp, đóng cửa. Nhiều lô sạp trong chợ hiện chỉ là kho chứa hàng.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, thị xã Ayun Pa hiện có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng đạt chất lượng tốt nhưng việc tiêu thụ gặp khó khăn. Ông Lê Xuân Long-Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã-thông tin: “Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nguồn nhân lực ngành thương mại rất hạn chế về kỹ năng bán hàng, quảng bá sản phẩm, thiếu kiến thức về thương mại điện tử nên hoạt động thương mại kém phát triển. Để hoạt động thương mại phát triển, ngoài yếu tố về cơ sở hạ tầng thì chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý, bán hàng, tiếp thị, marketing rất cần thiết đối với các hộ kinh doanh”.

Cơ sở hạ tầng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thương mại tại vùng nông thôn và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Cơ sở hạ tầng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thương mại tại vùng nông thôn và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Những năm qua, cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại cũng được nâng lên. Những người trực tiếp kinh doanh cũng từng bước tiếp cận kiến thức, nắm bắt kịp xu hướng và những đòi hỏi về kỹ năng phát triển thương mại để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thạc sĩ Phan Thanh Hương-giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, vùng đồng bào DTTS và miền núi thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả thiếu nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực thương mại.

“Muốn phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi thì một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng thương mại. Con người phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh, văn minh thương mại, nâng cao kỹ năng quản lý, bán hàng, marketing để có thể tiếp cận và khai thác tốt hơn các cơ hội kinh doanh trong vùng cũng như mở rộng thị trường ra bên ngoài. Phải thay đổi tư duy trong công tác quản lý và vận hành; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, ban quản lý chợ; nâng cao năng lực quản lý đối với các cơ sở thương mại. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại. Cùng với đó, hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, đào tạo các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại truyền thống, xúc tiến thương mại trên nền tảng số. Đồng thời, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và cá nhân tại vùng đồng bào DTTS và miền núi”-Thạc sĩ Hương nêu giải pháp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.