Đak Pơ: Hỗ trợ dê sinh sản giúp phụ nữ thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mô hình hỗ trợ dê sinh sản do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Đak Pơ (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) triển khai đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nhiều hội viên, phụ nữ cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Dẫn chúng tôi đến thăm một số hộ dân được hỗ trợ dê sinh sản, bà Phạm Thị Mỹ Nữ-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Đak Pơ-cho biết, sở dĩ Hội lựa chọn con dê để giúp đỡ hội viên nghèo vì chúng có đặc tính dễ nuôi, có thể tận dụng các loại lá cây quanh vườn làm thức ăn. Dê sinh sản mỗi năm 2 lứa sẽ giúp chị em sớm có nguồn thu để trang trải các khoản chi phí sinh hoạt trong gia đình, đầu tư phân bón cho cây trồng... Mô hình được Hội triển khai từ năm 2016 với 2 con dê giống làm vốn do Ban Chấp hành Hội LHPN xã cùng tổ trưởng tổ tiết kiệm-vay vốn đóng góp.

 Gia đình chị Đinh Thị Kléch (làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) chăm sóc cặp dê. Ảnh: Nhật Hào
Gia đình chị Đinh Thị Kléch (làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) chăm sóc cặp dê. Ảnh: Nhật Hào


Là hội viên đầu tiên được nhận dê giống, chị Đinh Thị Lắt (làng Leng Tô) chia sẻ: “Gần 4 năm nuôi dê, cuộc sống gia đình mình đã được cải thiện. Dê sinh sản, mình bán đi để có tiền mua phân bón, mua sắm thêm các vật dụng trong gia đình, lo cho con ăn học...”.

Chị thông tin, sau khi được hỗ trợ 1 con dê sinh sản, gia đình đã làm chuồng nuôi nhốt cẩn thận, tận dụng những khoảnh đất trống sau nhà để trồng cỏ. Nhờ chăm sóc tốt, vài tháng sau dê đã sinh 1 dê con. Theo đúng thỏa thuận ban đầu, gia đình chị giữ lại dê con và trao trả dê mẹ cho Hội để bàn giao cho hội viên khác nuôi. Đến nay, đàn dê của gia đình đã phát triển lên 6 con.

Mới đây, chị Lắt đã bán 4 con dê thương phẩm được hơn 6 triệu đồng để mua tôn sửa lại mái nhà, mua thêm phân bón cho cây mía. Gia đình chị giữ lại 2 con tiếp tục nuôi. Ngoài nuôi dê, chị còn thuê 2 ha đất trống của người dân trong làng để trồng mía, trồng cỏ. Cuối năm 2019, gia đinh chị đã thoát nghèo. Đây là 1 trong số 4 hộ đã thoát nghèo nhờ chương trình hỗ trợ dê giống do Hội triển khai.

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Đak Pơ cho biết, ban đầu, mô hình chỉ áp dụng cho hội viên nghèo ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trước nhu cầu của hội viên, đồng thời cũng muốn nhân rộng hiệu quả mô hình nên Hội đã triển khai đến cả hội viên nghèo ở các tổ dân phố. Đến nay, Hội đã luân chuyển 17 con dê giống cho 17 hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nuôi.

Chỉ vào 2 con dê con trong chuồng, chị Nguyễn Thị Kiều (tổ dân phố 3) cho hay: “Mình nhận dê khi nó đang mang thai nên chỉ nuôi 4 tháng là đẻ thêm 2 dê con. Hiện cặp dê đang phát triển tốt”. Với mong muốn gây dựng đàn dê để cải thiện kinh tế gia đình, chị Kiều tìm tới hộ chăn nuôi khác để học hỏi và lên mạng internet tìm hiểu thêm thông tin về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho dê. “Nuôi dê nếu chăm sóc tốt, 1 năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con, hy vọng gia đình mình sẽ sớm gây dựng được đàn dê để có nguồn thu nhập, giúp thoát nghèo”-chị Kiều hy vọng.

Tương tự, gia đình chị Đinh Thị Kléch (làng Leng Tô) mới nhận hỗ trợ dê giống cách đây 1 tuần. Vì không có đất sản xuất, không có việc làm ổn định, thu nhập chỉ trông vào tiền công đi chặt mía, làm cỏ mì thuê nên vợ chồng chị cũng hy vọng sẽ cải thiện kinh tế từ chăn nuôi dê. Sau khi nhận hỗ trợ 1 con dê giống, vợ chồng chị vay mượn người thân để mua thêm 1 con dê đực về nuôi cùng. Gia đình tận dụng các khoảnh đất trống quanh nhà, quanh xóm để trồng cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho dê.

Trao đổi với P.V, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Đak Pơ cho biết thêm, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn để giúp các hộ chăm sóc, phát triển đàn dê một cách hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; duy trì có hiệu quả các mô hình hoạt động giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo, như: “Hũ gạo tình thương”, vần đổi công.

ANH HUY-NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.