Đak Đoa thực hiện tốt chính sách người có công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) có 610 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Những năm qua, huyện luôn quan tâm thực hiện chính sách người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

Trên địa bàn huyện Đak Đoa có 3 công trình ghi công liệt sĩ gồm: Nghĩa trang Liệt sĩ huyện, Nghĩa trang Liệt sĩ xã Nam Yang và Nhà bia ghi tên liệt sĩ xã Kon Gang. Bên cạnh đó còn có Khu lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei). Hàng năm, huyện tiến hành trùng tu, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn, phục vụ nhu cầu thăm viếng của thân nhân liệt sĩ, du khách và người dân.

Huyện Đak Đoa bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách tại xã Đak Krong. Ảnh: T.N

Huyện Đak Đoa bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách tại xã Đak Krong. Ảnh: T.N

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, khơi dậy tình cảm và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với những người có công đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được cán bộ, người dân hưởng ứng tham gia. Các ngành chức năng của huyện phối hợp với chính quyền cấp xã và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn triển khai thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Trong giai đoạn 2018-2023, toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng 30 nhà tình nghĩa và sửa chữa nhà ở cho nhiều hộ gia đình chính sách.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội-thông tin: “Toàn huyện hiện có 610 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7) và các dịp lễ, Tết, huyện tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà, động viên gia đình chính sách và người có công. Các xã, thị trấn phối hợp với các hội, đoàn thể thực hiện các chương trình chăm sóc người có công, phối hợp các doanh nghiệp giới thiệu và giải quyết việc làm cho con em gia đình chính sách, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh. Đời sống các hộ gia đình người có công từng bước cải thiện và nâng lên”.

Một góc trung tâm huyện Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Một góc trung tâm huyện Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Tiêu biểu trong công tác đền ơn đáp nghĩa ở cơ sở có thị trấn Đak Đoa và các xã: Kon Gang, Đak Sơ Mei, Hà Bầu, Kdang, Nam Yang... Ông Đan-Chủ tịch UBND xã Kdang-cho hay: “Thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, xã đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia chăm sóc và động viên người có công với nước, ủng hộ xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. 5 năm qua, xã phối hợp với các đơn vị quân đội và ngành liên quan xây dựng, sửa chữa 4 căn nhà cho các gia đình chính sách khó khăn về nhà ở, cũng như hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống cho các gia đình chính sách, người có công”.

Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Siểm-Phó Chủ tịch UBND huyện-khẳng định: Công tác đền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài của hệ thống chính trị. Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về đạo lý uống nước nhớ nguồn và giáo dục truyền thống yêu nước trong quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, biểu dương, nhân rộng những điển hình thực hiện tốt chính sách người có công cũng như các cá nhân và gia đình chính sách tiêu biểu tại cộng đồng. Đồng thời, tiếp tục vận động xã hội hóa việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho đối tượng người có công khó khăn về nhà ở, cũng như thực hiện đầy đủ, đúng quy định các chế độ, chính sách đối với các gia đình người có công với cách mạng.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).