Đak Đoa linh hoạt triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tinh thần quyết tâm cao, đầu tháng 2-2025, nhiều địa phương ở huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

12.jpg

Thấy được trách nhiệm của mình

Những ngày qua, ông Alưnh (làng Hlang, xã Hnol) rất phấn khởi khi được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Cùng với đó, chính quyền tạo điều kiện cho gia đình vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng ngôi nhà khang trang hơn.

Theo đó, ngôi nhà ông Alưnh xây dựng với trên 100 triệu đồng. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Alưnh cho hay: “Ngôi nhà gia đình đang ở dựng tạm bằng tôn mấy chục năm đã xuống cấp. Nay được hỗ trợ xây nhà mới, gia đình tôi biết ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương nhiều lắm!”.

z6329117124718-d7f9bd7dd33c2b72380396183f23fea9.jpg
Xã Hnol khởi công xây dựng nhà cho gia đình ông Alưnh (thứ 4 từ trái sang, làng Hlang). Ảnh: Kim Liên

Gia đình ông Hlơnh (làng Rờng, xã Hnol) cũng thuộc diện khó khăn về nhà ở. Vừa qua, ông Hlơnh được chính quyền địa phương hỗ trợ khởi công xây dựng nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Ông chia sẻ: “Ngày 11-2 vừa qua, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng. Cộng với số tiền gia đình tích góp và vay mượn thêm 20 triệu đồng, lại được chính quyền địa phương liên hệ nơi cung ứng vật tư, tìm thợ giúp khởi công xây dựng nhà. Chúng tôi rất mừng”.

Bà Lưu Thị Kim Liên-Bí thư Đảng ủy xã Hnol-cho hay: Giữa tháng 1-2025, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Đak Đoa đã phát động ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.

Toàn xã có 14 hộ sinh sống trong những ngôi nhà dột nát, nhà tạm. Trong tháng 2-2025, xã tiến hành khởi công xây mới nhà ở cho 8 hộ, 6 hộ còn lại phấn đấu hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Theo bà Liên, ngoài khoản hỗ trợ của Nhà nước, xã kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ mỗi hộ 20 triệu đồng và vận động các gia đình đối ứng thêm.

“Đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nên xã quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trước tháng 6-2025”-bà Liên nhấn mạnh.

Xã Kdang có 6 nhà tạm, nhà dột nát. Đến nay, xã đã khởi công xây dựng 3 nhà, dự kiến hoàn thành trong tháng 3-2025. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thanh Phú thông tin: Ngoài chính sách của Nhà nước, địa phương tuyên truyền, vận động cộng đồng hỗ trợ thêm. Đặc biệt, cả 3 gia đình đều đối ứng thêm vốn, hộ ít 18 triệu đồng, hộ nhiều 50 triệu đồng.

Ông Trun (làng Mrăh, xã Kdang) bày tỏ: “Mình góp thêm kinh phí để xây dựng nhà rộng rãi, khang trang hơn. Nhà tôn cũ bên cạnh mình làm nhà bếp, kho cất đồ. Gia đình sẽ cố gắng lao động sản xuất để có cuộc sống tốt hơn”.

Chủ động, linh hoạt triển khai thực hiện

Xã Kon Gang là địa phương đi đầu của huyện Đak Đoa trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát. Toàn xã có 21 nhà ở cần xây dựng và 1 nhà sửa chữa; hiện đã khởi công xây dựng 20 nhà, 2 nhà còn lại tiếp tục triển khai. Xã phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30-4-2025.

Theo bà Thư-Bí thư Đảng ủy xã Kon Gang: “Kinh phí cấp trên chưa phân bổ về, nguồn lực huy động tại xã không đáng kể. Trước mắt, địa phương cam kết với các đại lý tạm ứng để có vật liệu xây dựng, sửa chữa nhà. Xã có 1 nhà tạm của gia đình chính sách, kinh phí xây dựng từ nguồn ngân sách trung ương, tạm ứng trước để triển khai kịp thời”.

xa-kon-gang-da-dong-loat-khoi-cong-xay-dung-20-22-nha.jpg
Xã Kon Gang phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30-4-2025. Ảnh: A.H

Triển khai chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, xã Ia Băng có 59 hộ nghèo, cận nghèo cần xây dựng và sửa chữa nhà ở. Ông Nguyễn Chung Tình-Bí thư Đảng ủy xã Ia Băng-cho biết: Trên 90% hộ được hỗ trợ đợt này là người dân tộc thiểu số. Các ngôi nhà xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng”: nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng. Với quyết tâm cao nhất, xã phấn đấu hoàn thành vào tháng 6-2025.

“Ngoài kinh phí Nhà nước hỗ trợ, chính quyền địa phương huy động nguồn lực xã hội hóa; các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, tổ chức chính trị-xã hội, nhà hảo tâm, người dân hỗ trợ thêm kinh phí, vật liệu, nhân công giúp các gia đình xây dựng và sửa chữa nhà thêm kiên cố, khang trang”-ông Tình thông tin.

Huyện Đak Đoa có 492 nhà tạm, nhà dột nát (372 nhà cần xây dựng và 120 nhà sửa chữa), tổng kinh phí thực hiện gần 26 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện-cho rằng: 3 khó khăn mà địa phương đang tập trung tháo gỡ là kinh phí, thợ xây dựng và đất đai. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở hoặc đất ở chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vì vậy, Huyện ủy chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn cùng gia đình, dòng họ cùng tháo gỡ, đảm bảo tiến độ và các quy định đề ra.

“Những năm qua, người dân tham gia các lớp dạy nghề khá đông, trong đó có nghề xây dựng. Hầu hết các xã đều có các tổ thợ xây nhưng vẫn thiếu. Vì vậy, chúng tôi vận động tham gia giúp đỡ hộ khó khăn.

Đồng thời, làm việc với các đơn vị quân đội chung sức cùng địa phương thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, huy động thêm nhân công từ lực lượng đoàn viên, hội viên, người dân trong làng”-Bí thư Huyện ủy trao đổi thêm.

Liên quan đến kinh phí, huyện Đak Đoa đã tạm ứng từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên trên 3,6 tỷ đồng để các xã, thị trấn hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đợt 1-2025. Một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đăng ký ủng hộ địa phương gần 3 tỷ đồng.

“Huyện làm việc với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn và họ đều nhất trí tạm ứng vật liệu xây dựng. Địa phương cam kết thanh toán đầy đủ ngay khi có kinh phí.

Dự kiến đến cuối tháng 2 này, khoảng 100 ngôi nhà khởi công xây dựng và tiến hành sửa chữa. Một số xã có số lượng nhà tạm, nhà dột nát ít phấn đấu hoàn thành trong tháng 3-2025”-Bí thư Huyện ủy Đak Đoa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thường xuyên quan tâm công tác tôn giáo gắn với tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân…