Đài Loan mở rộng tiếp nhận lao động Việt Nam ở 7 ngành nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đài Loan vừa thông báo mở rộng thêm ngành nghề tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm: chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò, chăn nuôi dê, trồng hoa lan, trồng nấm và trồng rau.

 Đài Loan mở rộng tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Vân Hà
Đài Loan mở rộng tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Vân Hà



Đây là thông tin được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết ngày 2.12.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ tháng 1.2019, Đài Loan điều chỉnh chính sách mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc ngành nghề chăn nuôi bò sữa và ngành trồng trọt, nuôi trồng, thu hoạch nông thủy sản.

Mới đây, Đài Loan tiếp tục thông báo mở rộng thêm ngành nghề tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam vào làm việc trong 7 lĩnh vực nông nghiệp, gồm: chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò, chăn nuôi dê, trồng hoa lan, trồng nấm và trồng rau.

Hình thức tiếp nhận lao động nước ngoài của các ngành nghề này giống như đối với các ngành nghề chăn nuôi bò sữa và sản xuất chế tạo tại Đài Loan hiện nay.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, quy định của Đài Loan lao động nông nghiệp được điều chỉnh bởi luật Lao động cơ bản. Do vậy, tiền lương và chế độ lao động đều theo tiêu chuẩn của luật Lao động; người lao động có quyền được chuyển chủ, ngành nghề khi chủ sử dụng không bố trí việc làm.

Để chuẩn bị đưa lao động sang thị trường này, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp, đàm phán với đối tác về các điều kiện hợp đồng cung ứng lao động theo hướng khuyến nghị: chủ sử dụng lao động chi trả tối thiểu 1 lượt vé; điều kiện ăn ở chủ sử dụng cung cấp miễn phí; các điều khoản lương, bảo hiểm, tiền làm thêm, nghỉ ốm, nghỉ phép, gia hạn hợp đồng tại chỗ đảm bảo đúng quy định của Đài Loan.

 Công việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đài Loan rất đa dạng, điều kiện và môi trường làm việc có nhiều khác biệt so với lao động ngành công nghiệp và dịch vụ.

Khi hợp tác cung ứng lao động, doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác cung cấp kế hoạch bố trí công việc theo thời hạn hợp đồng; có văn bản thông báo chi tiết công việc của người lao động phải làm, môi trường làm việc, điều kiện ăn ở, cơ hội làm thêm, thu nhập...

 


Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng thông báo, nhằm ngăn chặn việc lây lan của dịch bệnh Covid-19, từ ngày 1.12.2020 đến ngày 28.2.2021, lao động Việt Nam nhập cảnh hoặc quá cảnh tại các sân bay Đài Loan phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh Covid -19 bằng kỹ thuật RT-PCR trong vòng 3 ngày làm việc trước ngày xuất cảnh sang Đài Loan.

Sau khi nhập cảnh hoặc quá cảnh Đài Loan, nếu người lao động bị phát hiện cung cấp giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính giả mạo hoặc kết quả xét nghiệm sai sự thật, hoặc từ chối, trốn tránh, hoặc cản trở các biện pháp cách ly, thì người lao động có thể bị phạt tiền từ 10.000 - 150.000 Đài tệ (tương đương 8 triệu đồng đến 120 triệu đồng).

Đáng chú ý, người lao động cung cấp kết quả xét nghiệm giả mạo hoặc sai sự thật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.


Theo THU HẰNG (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).