Cụm thi đua số 2 Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh vận động quỹ gần 112 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 8-12, tại huyện Kông Chro, Cụm thi đua số 2 thuộc Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua vì nạn nhân CĐDC năm 2023.

Cụm thi đua gồm các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Kbang, Mang Yang và thị xã An Khê.

Trong năm 2023, Thường trực Hội 5 huyện, thị đã tập trung chỉ đạo thành công đại hội cấp cơ sở và cấp huyện nhiệm kỳ 2023-2028. Đến nay, trong cụm có 120 chi hội với 4.111 hội viên (tăng 112 hội viên so với năm 2022). Các đơn vị trong cụm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho hội viên và Nhân dân hiểu rõ hơn tác hại của chất độc hóa học và nỗi đau, khó khăn của các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Từ đó kêu gọi lòng chia sẻ, ủng hộ tinh thần, vật chất cho các nạn nhân. Đồng thời, cụ thể hóa 6 mục tiêu thi đua của Trung ương Hội.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Liên

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Liên

Kết quả, trong năm, 5 huyện Hội, thị Hội đã kêu gọi vận động quỹ Vì nạn nhân chất CĐDC/dioxin được gần 112 triệu đồng. Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, các đơn vị đã vận động và trích quỹ tặng quà cho 501 nạn nhân và các đối tượng tàn tật, khó khăn với số tiền trên 165 triệu đồng. Nhân ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10-8”, các Hội đã tổ chức thăm hỏi tặng quà nạn nhân CĐDC trị giá 184 triệu đồng. Riêng huyện Kông Chro xuất 80 triệu đồng từ nguồn quỹ làm “Nhà nhân ái” tặng đối tượng nhiễm chất độc da cam khó khăn về nhà ở tại xã An Trung.

Trong năm 2024, các cấp Hội xác định tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin” trên cơ sở 6 mục tiêu thi đua của Trung ương Hội; tổ chức vận động, tuyên truyền kỷ niệm 63 năm Ngày Thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024); chú trọng công tác vận động hội viên tham gia vào tổ chức hội.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.