Cử tri huyện Kbang đề nghị có chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc gia đình mới thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 2 ngày 6 và 7-6, tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Kông Lơng Khơng và Kon Pne (huyện Kbang) trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh khóa XII. Trong đó, cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc gia đình mới thoát nghèo.

Tiếp xúc với cử tri xã Kon Pne có các ông, bà: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Hữu Tuyến-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kbang; Hà Thị Giang Thảo-Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn; Đặng Ngọc Giàu-Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại xã Kông Lơng Khơng. Ảnh: Hồng Hạnh

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại xã Kông Lơng Khơng. Ảnh: Hồng Hạnh

Chủ trì buổi tiếp xúc với cử tri xã Kông Lơng Khơng có tổ đại biểu HĐND tỉnh được bầu tại huyện và tổ đại biểu HĐND huyện Kbang được bầu tại đơn vị xã Kông Lơng Lơng cùng đại biểu HĐND huyện ngoài địa bàn ứng cử.

Tại các buổi tiếp xúc, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông báo về kết quả kỳ họp thứ 17, 18(chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XII; dự kiến nội dung chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh; nghe đại biểu HĐND huyện thông báo nội dung chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND huyện khóa VIII; báo cáo kết quả hoạt động của đại biểu và HĐND nơi mình ứng cử, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc trước.

Tại 2 nơi tiếp xúc, đã có 17 cử tri có nhiều ý kiến, kiến nghị gửi đến đại biểu HĐND các cấp. Nội dung ý kiến tập trung chủ yếu là đề nghị tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở làng, xã hiện nay; nên đầu tư mở rộng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông liên xã, liên làng, nội thôn làng; hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở đối với các hộ Bahnar mới tách hộ; sớm giải quyết dứt điểm việc giao đất lâm nghiệp trả về cho địa phương quản lý; đầu tư trạm y tế, trụ sở Công an xã; cần quản lý nghiêm hoạt động mua, bán vật tư y tế, thuốc tây...

Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện cho người dân tộc thiểu số ở các làng không còn là làng đặc biệt khó khăn, kinh phí kéo đường dây, đồng hồ điện cho các hộ mới tách; chế độ phụ cấp cho trưởng các chi hội ở thôn, làng hiện nay còn quá thấp; có chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc gia đình mới thoát nghèo; việc xây dựng các công trình nhà rông, văn hóa thôn, làng phải phù hợp với truyền thống của người dân địa phương; hỗ trợ kinh phí để khắc phục sạt lở, cải tạo các công trình thủy lợi; tăng cường giải pháp hạn chế tình trạng thuê đất của người đồng bào Bahnar; đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy, nước, điện tại chợ trung tâm xã …

Đa số các ý kiến, kiến nghị của cử tri được chính quyền xã, các cơ quan chuyên môn và UBND huyện tiếp thu, trả lời, giải thích cho cử tri.

Đối với một số ý kiến đã trả lời, giải thích nhưng chưa rõ, đại biểu HĐND tỉnh đã đề nghị các cơ quan liên quan trả lời bằng văn bản cho các đại biểu và cử tri nắm. Những ý kiến vượt thẩm quyền, đại biểu HĐND các cấp sẽ tổng hợp gửi cấp trên liên quan xem xét, giải quyết.

Dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đã trao 40 suất quà cho 20 hộ gia đình chính sách và 20 cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở xã Kon Pne.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.