Cộng đồng chung tay quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), các hộ dân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng từng bước nâng cao trách nhiệm, ngăn ngừa các hành vi xâm hại rừng. 
Ông Khil-Trưởng thôn Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang) cho biết: Nhiều năm qua, 222 hộ dân trong làng nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.700 ha rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Bình quân mỗi hộ tham gia giữ rừng được nhận 8-10 triệu đồng/năm. “Vào mùa khô, chúng tôi phối hợp với cán bộ của Vườn tham gia canh gác những khu vực trọng điểm thường xảy ra cháy rừng. Hàng tuần, các tổ bảo vệ rừng của làng đều cắt cử người thay phiên tuần tra. Nhờ đó, nhiều năm qua, diện tích rừng nhận khoán của thôn không bị xâm hại hoặc bị cháy”-ông Khil khẳng định.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.913,78 ha nằm trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang và Đak Đoa. Hiện có 26 cộng đồng thôn, làng thuộc vùng đệm tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng với diện tích 17.950 ha, đơn giá bình quân 350 ngàn đồng/ha/năm. Theo ông Ngô Văn Thắng-Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hàng năm, từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR, đơn vị luôn chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Trong đó, tổ chức lực lượng trực 24/24 giờ, nhất là giờ cao điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đơn vị đóng chân trên địa bàn, các cơ quan có liên quan để huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng. Đặc biệt là tổ chức việc ký cam kết an toàn lửa rừng đối với người dân sống gần rừng và liền rừng, hướng dẫn đốt nương làm rẫy theo quy định; vận động bà con tham gia vào công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cho biết, tổng vốn đầu tư cho công tác PCCCR giai đoạn 2016-2020 là hơn 42,2 tỷ đồng được trích chủ yếu từ nguồn DVMTR (hơn 40,2 tỷ đồng). Từ nguồn kinh phí được phê duyệt, đơn vị đã tiến hành triển khai các hạng mục bảo vệ và PCCCR hàng năm. “Chúng tôi luôn chủ động phối hợp với các ban ngành, UBND các xã và cộng đồng dân cư vùng đệm thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật, các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ngoài ra, tận dụng ảnh hưởng của người có uy tín ở các thôn, làng cùng vận động người dân tham gia vào công tác bảo vệ, phát triển rừng”-ông Thắng khẳng định.
Các hộ dân ở xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) đốt phần thực bì để phòng cháy rừng. Ảnh: Minh Phương
Các hộ dân ở xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) đốt phần thực bì để phòng cháy rừng. Ảnh: Minh Phương
Mặc dù nguồn kinh phí còn hạn hẹp nhưng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê luôn ưu tiên chi cho việc triển khai các hạng mục như làm đường ranh cản lửa, đốt có điều khiển và công cụ hỗ trợ PCCCR rừng. Ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê-cho hay: Theo kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2021, tổng diện tích đất rừng phòng hộ và sản xuất mà đơn vị quản lý là hơn 8.515 ha. Trong đó, diện tích cung ứng DVMTR hơn 3.000 ha với số tiền chi trả hàng năm hơn 207,7 triệu đồng. Với nguồn kinh phí này, đơn vị đã thực hiện giao khoán hơn 1.088 ha rừng cho 59 hộ dân các xã: Bar Măih, Hbông, Ayun với mức chi trả 300-400 ngàn đồng/ha/năm. Cùng với đó, đơn vị cũng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ và PCCCR; tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ rừng, an toàn lửa rừng cho 100 hộ dân sống gần rừng và vận động tham gia xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cho từng thôn.
Tuy nhiên, do địa bàn quản lý rộng, phân tán trên 8 xã và xen kẽ nương rẫy của dân đã gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR vào mùa khô. “Một số cơ chế chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn nhiều bất cập như: chế độ đãi ngộ không có, tiền lương thấp; biên chế lực lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu chức năng đấu tranh, phòng ngừa vi phạm. Các công trình quản lý bảo vệ và PCCCR còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay”-ông Phong cho biết.
Theo ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Thực hiện Công văn số 279/TCLN-KL của Tổng cục Lâm nghiệp, đặc biệt là Kế hoạch số 1734/KH-UBND của UBND tỉnh, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng chủ động rà soát các phương án PCCCR đã xây dựng, xác định cụ thể những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao để bố trí nguồn nhân lực, vật lực sẵn sàng ngăn chặn và xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất để xảy ra cháy rừng; tăng cường thực hiện các giải pháp về PCCCR. Cùng với đó, Quỹ cũng đã giải ngân kịp thời tiền DVMTR cho các chủ rừng, UBND cấp xã để các đơn vị thực hiện công tác PCCCR. “Việc thanh toán kịp thời tiền DVMTR đã giúp các đơn vị chủ rừng chủ động trong công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án được duyệt; đảm bảo thực hiện kế hoạch PCCCR mùa khô năm 2021-2022 với phương châm: Phòng là chính, chữa cháy phải khẩn trương kịp thời và triệt để”-ông Thưởng cho biết thêm.
MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

 Đề xuất lập Ủy ban chuyên trách giám sát thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đề xuất lập Ủy ban chuyên trách giám sát thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

(GLO)- Đây là một trong những ý kiến đề xuất tại hội thảo khoa học do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức ngày 23-9 tại TP. Pleiku về nâng cao chất lượng thực hiện lồng ghép giới trong tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội LHPN tỉnh Gia Lai.
An Khê truy điệu và an táng 5 hài cốt liệt sĩ

An Khê truy điệu và an táng 5 hài cốt liệt sĩ

(GLO)-

Sáng 27-9, tại Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê trang trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng 5 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến: Nhiều tiện ích

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến, nhiều tiện ích

(GLO)- Để tiết kiệm chi phí, thời gian trong giải quyết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ người lao động trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đìu hiu chợ xã Ia Hla

Đìu hiu chợ xã Ia Hla

(GLO)- Chỉ sau khoảng 3 tháng đi vào hoạt động, hầu hết tiểu thương đã rời chợ xã Ia Hla (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) để chuyển đến buôn bán tại những điểm đông dân. Tình trạng này khiến chợ xây dựng tiền tỷ trở nên đìu hiu, vắng bóng tiểu thương và vô cùng lãng phí.

Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.
Đồng bào Phật giáo Gia Lai cứu trợ người dân Yên Bái bị thiệt hại do bão số 3

Đồng bào Phật giáo Gia Lai cứu trợ người dân Yên Bái bị thiệt hại do bão số 3

(GLO)- Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Đoàn từ thiện đi cứu trợ người dân tỉnh Yên Bái bị thiệt hại từ cơn bão số 3.

Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 1.943 hộ với 7.989 khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, hệ thống chính trị xã tập trung triển khai nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất gắn với công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

(GLO)-

Tròn 15 năm gắn bó với cây cao su, Rmah H’Byên không chỉ là công nhân có bàn tay vàng của Công ty TNHH một thành viên 74 (Công ty 74) mà chị còn tận tâm giúp đỡ hàng chục công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số biết cách cạo và cạo mủ cao su giỏi.