Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Trong rừng, điều kiện sinh hoạt khó khăn thiếu thốn đủ bề, nhưng cô luôn tạo cho mình cách sống, sinh hoạt vui vẻ, chăm chút bản thân từ mái tóc, bộ quần áo, đôi dép cao su, chiếc ba lô cho tới lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày.

Trong đó, nước hoa mà cô dùng cũng là loại hiếm, thời bấy giờ khá đắt tiền, đó là nước hoa ba số bảy (777) loại ống thủy tinh nhỏ. Cũng từ chuyện cô hay dùng loại nước hoa này mà có biệt danh “cô Bảy nước hoa ba số bảy”.

anh-minh-hoa-8705.jpg
An Khê là vùng chiến sự thường xuyên xảy ra những trận càn quét, lùng sục của Mỹ-ngụy, đặc biệt là biệt kích Mỹ (ảnh minh họa)

Với các chị em và lũ nhân viên trai trẻ chúng tôi, cô Bảy như người mẹ, người dì trong gia đình. Cô rất yêu thương chúng tôi, coi chúng tôi như con cháu. Những điều cô chỉ dạy, nhắc nhở về cuộc sống, ứng xử với bạn bè, đồng đội cho tới ngày nay tôi còn nhớ như in.

Cô Bảy Sương quê ở An Khê. Chồng cô là chú Nguyễn Hữu Hà. Sau năm 1975, chú là Chính ủy Trường Quân chính Quân khu 5. Sau Hiệp định Genève (1954), chú Hà tập kết ra miền Bắc. Cô Bảy ở lại một mình, bị chính quyền Ngô Đình Diệm gây bao khó khăn, o ép, đe dọa bắt bớ tù đày. Chính vì vậy mà các lãnh đạo K8 khi ấy đã đưa cô ra hậu cứ hoạt động bất hợp pháp.

Là người “có tuổi” trong cơ quan, cô luôn là tấm gương trong mọi công việc để lớp trẻ chúng tôi noi theo. Từ tăng gia sản xuất, gùi cõng hàng hóa, đi công tác, đôi khi là chị nuôi, quản lý... công việc nào cô cũng cố gắng hoàn thành.

Trở lại chuyện “làm điệu” của cô Bảy. Để có được loại nước hoa ba số bảy, cô nhờ các đồng chí ở các đội công tác phía trước gửi mua từ thị trấn An Khê hoặc ở đồng bằng, vùng giải phóng Bình Khê, Vân Canh (Bình Định) khi có chuyến gùi cõng hàng hóa cho cơ quan từ các cửa khẩu ấy. Và tôi biết, đôi khi các chú lãnh đạo còn mua tặng cô.

Nhớ một ngày nọ, độ mùa làm rẫy tự túc năm 1972, khi hơn chục người trong cơ quan đi làm rẫy ở khu rừng hố Đak, cũng là khu vực làm rẫy của bà con làng Bung (nay thuộc xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) thì chẳng may bị thám báo Mỹ phát hiện. Chúng gọi máy bay trực thăng tới tiếp viện. Sau một hồi phóng rocket, ném lựu đạn từ trên không xuống, chúng đổ thêm quân biệt kích, bao vây chúng tôi hòng tiêu diệt gọn.

Nhưng chúng không lường trước được, khi rocket phóng xuống, rẫy phát dọn đã mấy ngày, cành lá đã khô và rừng đang trong mùa nắng hanh nên bắt lửa bốc cháy dữ dội, khói tỏa mịt mù. Vì thế, hơn chục anh chị em chúng tôi đã lợi dụng khói che kín cả vùng trời mà thoát ra khỏi vòng vây của bọn biệt kích dưới mặt đất.

Thời ấy, An Khê là vùng chiến sự thường xuyên xảy ra những trận càn quét, lùng sục của Mỹ-ngụy, đặc biệt là biệt kích Mỹ, có lẽ chúng “đánh hơi” thấy có quân chủ lực của ta đứng chân ở vùng này.

Trong trận bị lính Mỹ bao vây nói trên, cô Bảy Sương bị lạc trong rừng già. Cơ quan cử người đi tìm và đưa cô về. Cô kể, bọn lính Mỹ chỉ cách cô chừng vài chục mét, súng lăm lăm trên tay, nhưng chúng đã không phát hiện ra cô bởi nhờ rừng cây rậm rạp che chở. Sau một hồi lùng sục, tìm kiếm không thấy “tên Việt cộng” nào, chúng lên máy bay trực thăng chuồn thẳng.

Cô thoát nạn, khi trở về cơ quan, mọi người vui mừng khôn xiết. Nhưng cũng có người bảo: “May mà đi làm rẫy cô không xức nước hoa kẻo nghe mùi nước hoa ba số bảy, loại lưu mùi cực lâu này, có mà bọn Mỹ đã phát hiện ra cô”.

Cô Bảy Sương đã mất cách nay khá lâu bởi căn bệnh hiểm nghèo là hậu quả của những năm tháng ở chiến trường, của những cơn sốt rét rừng quái ác để lại. Mỗi lần nhớ lại quãng thời gian cùng công tác với cô, lòng tôi lại rưng rưng xúc động.

Cô Bảy cũng như nhiều chị em phụ nữ khác, khi tham gia kháng chiến là xác định chịu gian khổ, hy sinh. Và khi đất nước yên tiếng súng, trở về với đời thường, có nhiều chị em đã không còn cơ hội lập gia đình, làm bổn phận của người phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.