Có 4 hình thức ra nước ngoài làm việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Luật sửa đổi lần này gồm VIII chương, 76 điều quy định về hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyền và nghĩa vụ của NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp (DN), tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022.

Các hình thức NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định trong Luật đó là: Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Theo quy định hiện hành, NLĐ Việt Nam có thể ra nước ngoài làm việc theo một trong 4 hình thức sau:

- Thông qua DN hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Hình thức này được thực hiện bởi các DN được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cấp Giấy phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. DN khai thác hợp đồng cung ứng lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn NLĐ, đưa và quản lý NLĐ ở ngoài nước. Đây là hình thức phổ biến nhất, được nhiều NLĐ lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài.

 

 Có 4 hình thức ra nước ngoài làm việc
Có 4 hình thức ra nước ngoài làm việc


- Thông qua DN nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài. Các DN có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu ở nước ngoài, đưa NLĐ của DN mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu ở nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa NLĐ Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài.

NLĐ đi theo hình thức này phải là NLĐ đã có hợp đồng lao động với DN và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.

- Thông qua DN đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. NLĐ phải là người đã có hợp đồng lao động ký với DN đưa đi và ngành, nghề NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của DN.

- NLĐ tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân. Đây là hình thức mà NLĐ ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, không thông qua bên trung gian môi giới. Sau đó, NLĐ trực tiếp đến Sở LĐ-TB-XH nơi thường trú hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để đăng ký hợp đồng cá nhân và khi làm việc ở nước ngoài thì đang ký công dân với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.

Theo G.Nam (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.