Chuyện làm nông nghiệp hữu cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi mang về nhà những quả bí đao được hái trong vườn hồ tiêu của mẹ. Mẹ bảo: “Bí đao này chỉ có hít khí trời mà lớn”. Mẹ nói thế là vì được “ăn ké” phân chuồng ủ mục của các trụ hồ tiêu nên bí cứ thế mà xổ cành ra quả.

Lúc nhỏ, tôi thường chứng kiến cảnh bà con nông dân trong làng vất vả trên ruộng đồng. Người nông dân muốn làm ruộng phải qua từng bước, ngâm ruộng cho thối gốc rạ, mềm đất, cày, bừa, ủ giống, gieo sạ, làm cỏ, tháo nước, bón phân, gặt lúa. Những ngày gặt lúa, trẻ con chăn bò, bắt tổ chim sẻ chim sâu và cả cua cá chạy trong những thửa ruộng còn đọng nước.

Khi tôi lớn hơn một chút thì biết đến mùi thuốc cỏ và thuốc trừ sâu. Sau khi xuống giống là bắt đầu bơm thuốc diệt cỏ. Sau đó là thuốc diệt rầy, diệt sâu… Người dân đổ công ra ít hơn nhưng lúa gạo năng suất cao hơn để giải quyết khâu thiếu đói đồng nghĩa với việc cua cá cũng đi đâu hết.

Được hơn chục năm, vì biết làm như thế lâu dài sẽ độc hại, mẹ tôi là người tiên phong trồng lại lúa như ngày xưa. Và, công cuộc làm ra nông sản sạch của mẹ không hề dễ dàng, dù chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của gia đình.

Trong khu vườn sạch, trẻ con có thể khám phá chơi đùa. Ảnh: T.N.Đ

Trong khu vườn sạch, trẻ con có thể khám phá chơi đùa. Ảnh: T.N.Đ

Mẹ để hoang những thửa ruộng vài năm cho cỏ mọc. Trước đây, quay vòng, năm 2 vụ, đất không có thời gian để nghỉ. Bây giờ, máy móc hiện đại hỗ trợ nên canh tác thuận lợi hơn nhiều. Sau khi làm đất, mẹ bón bằng phân chuồng ủ với lân, vôi. Năng suất chấp nhận thấp hơn vì bị côn trùng cắn phá. Nhưng mẹ chấp nhận bởi nông sản sạch được bán giá cao.

Quê tôi ở vùng hồ tiêu Vĩnh Linh. Hồ tiêu mọc từng bụi to như đống rơm, hiếm khi thấy cây chết. Chúng bám lên cây hoa sữa, xoan, lồng mức, mít… cứ thế mà lớn, đến mùa có cây phải bắc 3 cái thang mới hái hết. Dưới gốc cây là cỏ xanh um, đến mùa cỏ tốt, cắt rồi phủ xuống gốc.

Lần này, mẹ tôi cũng trồng như vậy. Hồ tiêu trong vườn được mọc cùng với cỏ dại, đến mùa cỏ tốt thì cắt đi, ủ gốc, nhờ thế mà giữ được ẩm, rễ cỏ làm cho đất tơi xốp hơn. Cả năm, mẹ chỉ bón một đợt phân bò. Những cây trụ um tùm quá thì bắc thang cắt bớt. Đối với lứa hồ tiêu mới trồng, phía trên, mẹ trồng chanh dây vừa lấy bóng vừa tận dụng thu hoạch ngắn ngày. Chỗ khác trồng ớt, bí xanh, bí đỏ xen lẫn để ăn. Khu vườn không quá rộng nhưng đa sắc và đầy cây trái.

Mẹ tôi nói, bây giờ làm nông nhàn lắm, hệ thống tưới cũng bằng điện. Tầm khoảng 3-4 ngày, mẹ bật máy 1 lần, tưới chừng 20 phút. Vậy là xong, cỏ thì lâu lâu thuê người cắt, còn lại không cần dùng đến hóa chất gì nhiều.

Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu được định hướng kèm với cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tham quan mô hình, đúc rút kinh nghiệm thì bài toán kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm sẽ không còn xa. Mẹ tôi mất nửa thế kỷ, sau khi đi hết một “vòng đời nông nghiệp” mới nhận ra rằng cần canh tác theo hướng tự nhiên, theo lối của cha ông ngày xưa và có cải tiến.

Tôi vẫn thường cho rằng, thành phần đầu vào thiết yếu của sản phẩm nông nghiệp hiện nay là nông dân và tri thức của họ. Chúng ta rất khó để thay đổi tư duy của họ trong một sớm một chiều.

Phàm là con người thì việc gì cũng phải cân đối lợi ích. Bà con nông dân sẽ nhận ra khi giá nông sản được mùa, lợi nhuận được chia sẻ, kiến thức được chia sẻ rộng rãi trong các buổi tập huấn, các trang mạng xã hội.

Và hơn ai hết, họ cần sự động viên, chỉ đường, dẫn lối từ các cơ quan có trách nhiệm trong việc đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cũng như sức khỏe toàn dân mà cũng là sức khỏe của một nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.