Chuyện gùi hàng về căn cứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dốc An Toàn, dốc Ông Hương, đường Ông Dũng, dốc Thò Lò... là những địa danh mà ai đã từng tham gia gùi hàng từ Bình Định, Quảng Ngãi về căn cứ tỉnh Gia Lai trong kháng chiến đều không thể nào quên.

Với cán bộ, nhân viên Tiểu ban Mậu dịch (Ban Tài mậu tỉnh) thì những địa danh đó càng in sâu trong ký ức.

Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở Gia Lai, địch kiểm soát gắt gao nên hầu hết hàng hóa thiết yếu cung cấp cho vùng căn cứ đều phải mua từ các tỉnh đồng bằng. Những năm 1971-1972, khi hàng hóa chi viện của hậu phương miền Bắc (chủ yếu là quần áo, thuốc men, võng...) cho miền Nam ngày càng nhiều, mà địa điểm nhận hàng của Gia Lai ở tận các cửa khẩu Bình Định, Quảng Ngãi nên anh chị em của Tiểu ban Mậu dịch có nhiệm vụ quan trọng là mua hàng về phục vụ căn cứ và vận chuyển hàng chi viện từ các cửa khẩu về kho vô vùng vất vả.

Hướng từ Bình Định lên, tuyến đường chính đi từ Hoài Ân, Hoài Nhơn, qua An Lão (Bình Định) rồi men theo sông Kôn, lên Kon Jrang (Kon Chư Răng) để về khu 1, khu 10.

Mỗi chuyến lấy hàng, nếu không bị địch phục kích, không gặp mưa lũ… thì xuống đồng bằng mất khoảng 3-4 ngày. Khi về, do gùi cõng hàng nặng, leo dốc, ngược núi… nên phải mất 7-8 ngày.

Những khó khăn, vất vả, ác liệt… trên tuyến đường này được anh chị em gùi hàng đúc kết thành những câu nói vần vè: “Gái chưa chồng lội sông An Lão/Trai chưa vợ lên dốc An Toàn”. Câu này được những người trong cuộc như các anh: Trương Minh Tâm, Đỗ Ngọc Thạch (quê Quảng Ngãi) giải thích: “Sông An Lão” có nhiều khúc quanh co, đi lại rất khó khăn. Khi cõng được hàng qua đây, ngoài sự nhiệt tình, còn cần phải có sức khỏe như “gái chưa chồng”.

Còn “dốc An Toàn” là bởi, cung đường từ Hoài Ân, Hoài Nhơn lên Gia Lai phải vượt qua một chặng dài địa hình trống trải. Trên đường chỉ có những lùm cây nhỏ. Để đảm bảo an toàn, phải ngụy trang bao hàng như một bụi cây, thấy máy bay địch là ngồi thụp xuống, bất động để không bị phát hiện.

Xuất phát từ 4 giờ sáng, phải đi thật nhanh thì trưa mới tới được khu vực dốc núi có rừng cây, tức là đến nơi an toàn hơn. Nhưng “An Toàn” cũng là tên một con dốc cao nên phải khỏe như “trai chưa vợ” mới đủ sức gùi hàng lên.

Hướng Quảng Ngãi lên cũng có nhiều địa danh nghe như thơ, nhưng không dễ vượt: “dốc Ông Hương, đường Ông Dũng, dốc Thò Lò, qua Ba Tơ”.

Trong đó, dốc Ông Hương phải đi từ sáng đến tối mới hết. Từ Quảng Ngãi lên, nếu xuất phát từ 4 giờ sáng thì đến trưa mới tới con dốc mà anh em gọi là dốc Bình Minh (nơi có thể nhìn thấy mặt trời)…

Chuyến về, mỗi người thường phải mang trên lưng trọng lượng 70-80 kg, có khi lên đến gần 1 tạ gồm cả hàng hóa và tư trang, vũ khí cá nhân.

Gói hàng thường được đóng cao gấp rưỡi người mang. Nhưng phải đóng thật khéo để khi cúi xuống có thể đứng lên được thì mới đi được. Với những gói hàng như vậy, khi leo dốc cao, người mang hàng phải chúi đầu về phía trước, chỉ khoảng trên dưới 10 phút là phải nghỉ 1 lần. Muốn nghỉ, cũng phải chọn được vị trí thuận lợi để chống gùi hàng, dựa vào nghỉ, vừa đỡ mệt là tiếp tục lên đường.

Việc xuống đồng bằng mua hàng cũng không hề dễ dàng. Năm 1972, Ban Lương thực cử 5 người gồm các anh, chị: Thạch, Sơn, Nghi, Minh, Sương đi lấy hàng tại xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Vì trời mưa nên đi xuống mất 4 ngày. Cuối ngày thứ 3, đoàn qua sông An Lão để đến hang đá Ông Quởn (tên của một cơ sở cách mạng, đồng thời cũng là khu vực có hang đá để trú chân).

Khoảng 12 giờ đêm thì có tin phía dưới đang bị địch càn, không xuống được. Đoàn nhờ ông Quởn dẫn đi lánh địch. Nhưng vì lúc này, các đoàn xuống lấy hàng rất đông nên anh em Ban Lương thực bị lạc. Mọi người đi cả đêm, đến khi trời sáng vẫn thấy đang loanh quanh ở chỗ cũ. Anh em đi tiếp 1 ngày nữa thì đến 1 con suối và dừng chân chờ khoảng 2 giờ sáng mới tới hang Đá Chồng (ở Hoài Châu). Đến đây thì nghe tin: Đoàn vận chuyển của đơn vị Bình Hải (một đại đội toàn nữ) bị địch phục kích tối hôm trước, chị em hy sinh rất nhiều.

Tham gia gùi cõng hàng không chỉ có anh em cơ quan Tài mậu, Lương thực mà cứ đến cuối năm, các cơ quan của tỉnh cũng thường cử cán bộ về đồng bằng mua hàng. Năm 1971, một số anh em Ban Sản xuất, trong đó có kỹ sư Bùi Kế Nghiệp được cơ quan cử xuống cửa khẩu Hoài Châu (Bình Định) mua hàng. Đến nơi, nghe tin địch sắp càn, ngay trong đêm, mọi người vội gom hàng và lương thực cho đủ chuyến rồi rút về hang Đá Chồng.

Sáng hôm sau, nghe tiếng máy bay, nhìn xuống thì thấy Mỹ đang đổ quân dưới chân núi. Anh em khẩn trương tìm đường chạy ngược lên. Trời mưa to, nước lũ đổ về, nhiều đoạn trên đường đi nước ngập quá đầu gối, trong khi địch đuổi sát từng giờ. Nguy hiểm cận kề, tay không vũ khí, nhưng anh em vẫn kiên quyết không bỏ hàng.

Có thể bạn quan tâm

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

(GLO)- Đồng cảm với nỗi khổ của người nhà bệnh nhân vì không có chỗ tá túc khi chăm sóc người thân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đại diện Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ, góp phần chia sẻ với thân nhân người bệnh.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null