Chư Pưh: Giai đoạn 2016-2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 25%

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 23-8, UBND huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2021.

5 năm qua, huyện Chư Pưh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để triển khai nhiều chương trình, mô hình hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người dân. Điển hình như mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã hỗ trợ cây-con giống cho 68 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí hơn 319 triệu đồng; mô hình “10 cán bộ, hội viên giúp đỡ 1 hộ thoát nghèo” của Hội Cựu chiến binh huyện đã xây dựng 19 căn nhà cho hội viên nghèo, giúp 77 hội viên người dân tộc thiểu số thoát nghèo.  

 Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện các mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2021. Ảnh: Hà Chi
Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2021. Ảnh: Hà Chi


Ngoài ra, các mô hình như: hỗ trợ luân chuyển giống vật nuôi phát triển kinh tế theo Đề án 61 của Hội Nông dân huyện, hỗ trợ thành lập hợp tác xã phát triển kinh tế hay mô hình chăn nuôi dê của Huyện Đoàn…. cũng được triển khai đạt nhiều kết quả tích cực. Cùng với đó, thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ cây con giống, giúp nhau ngày công đã góp phần giúp người nghèo trên địa bàn phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,05% (đầu năm 2016) xuống còn 3,78% (cuối năm 2021), bình quân mỗi năm giảm 4,21%, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 51,75% đầu năm 2016 xuống còn 6,4% vào cuối năm 2021.

Bên cạnh những mặt đạt được, tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình, dự án giảm nghèo. Cụ thể, sự quan tâm vào cuộc của chính quyền, địa phương có nơi chưa cao; sự chủ động của người dân khi tham gia mô hình còn thấp; việc khảo sát, lựa chọn mô hình thực hiện ở một số địa phương chưa chính xác dẫn tới trong quá trình triển khai có đơn vị còn đề nghị thay đổi mô hình...

Đồng thời, các đại biểu đã tập trung phân tích nguyên nhân những tồn tại, hạn chế, từ đó đề ra giải pháp căn cơ để triển khai thực hiện có hiệu chương trình trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, huyện Chư Pưh sẽ tiếp tục triển khai những mô hình giảm nghèo phù hợp với từng địa phương, nhất là các mô hình mới và khả năng nhân rộng cao. Đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức tự lực, tự cường của người dân, từ đó khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo, nhất là với người dân tộc thiểu số.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh Siu Y Bé đề nghị các cơ quan, ban ngành đoàn thể và UBND các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức thực hiện chương trình giảm nghèo. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng, các kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trong việc triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo. Cùng với đó, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức rà soát tại cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Dịp này, Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh đã tặng giấy khen cho 7 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện các mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2021.

 

HÀ CHI

 

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.