Chư Păh phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Ủy ban nhân dân huyện Chư Păh vừa phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh, thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.

Đông đảo học sinh tham gia lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023. Ảnh: Văn Đại

Đông đảo học sinh tham gia lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023. Ảnh: Văn Đại

Tháng hành động vì trẻ em diễn ra từ ngày 1 đến 30-6. Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em thiết thực, phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em nhất là đuối nước, tai nạn giao thông. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho các em học sinh. Ảnh: Văn Đại
Tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho các em học sinh. Ảnh: Văn Đại

Tăng cường huy động các nguồn lực tài trợ, hỗ trợ cho trẻ em; xây dựng các công trình, khu vui chơi cho trẻ em; chăm lo, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. Tổ chức các lớp hướng dẫn trẻ em về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích và các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ. Tổ chức chương trình tọa đàm, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… thu hút sự tham gia của trẻ; tạo điều kiện để trẻ em bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của mình.

Nhân dịp này, huyện Chư Păh đã trích ngân sách của địa phương để tổ chức các hoạt động thăm, tặng 153 suất quà (200 ngàn đồng/suất) cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ nâng cao năng lực cho cán bộ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Đak Pơ nâng cao năng lực cho cán bộ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

(GLO)- Từ 28 đến 30-11, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Trung-Tây Nguyên khai mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 59 cán bộ quản lý, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp năm 2023.
Ia Rbol lan tỏa phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

Ia Rbol lan tỏa phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần cổ vũ tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu của hội viên nông dân.
Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

(GLO)- Người dân làng Phung, làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang lưu giữ nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Jrai. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập, giữ gìn và quảng bá văn địa phương.
Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

(GLO)- Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã lan tỏa sâu rộng. Người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên thoát nghèo.
Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

(GLO)- Hồi còn công tác, tôi rất có thiện cảm với anh chị em cán bộ ở An Khê bởi vì tính cách dân dã và trung thực, dễ gần, giống với tính cách của người “xứ Nẫu”. Với anh Bốn Hiển-cách gọi thân mật của anh em trong cơ quan dành cho anh Lê Thanh Hiển-nguyên Phó Bí thư Thường trực Thị ủy An Khê, qua vài lần gặp gỡ, tôi có cảm tình với con người có nụ cười hiền lành, đầu luôn đội chiếc mũ beret, giống như công nhân người Nga. Từ ngày anh về hưu, tôi và anh Đoàn Minh Phụng thường xuyên ghé về thăm anh Bốn Hiển và nghe anh kể chuyện thời đánh Mỹ.