Chốt phương án tăng tiền lương tối thiểu vùng thêm 6% kể từ ngày 1/7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong phiên họp thứ 2, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp bàn và thống nhất phương án tăng lương tối thiểu vùng kể từ ngày 1/7 với mức tăng bình quân là 6%.

 (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)


Sau hai phiên họp, thương lượng, sáng 12/4, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 với mức tăng là 6%, trong khoảng từ 180.000-260.000 đồng, tùy thuộc từng vùng.

Theo phương án tăng lương vừa được thống nhất, tiền lương tối thiểu vùng 1 tăng thêm 180.000 đồng/tháng, lên mức 4,6 triệu đồng/người/tháng; vùng 2 tăng thêm 210.000 đồng/tháng, lên mức 4,13 triệu đồng/người/tháng; vùng 3 tăng thêm 240.000 đồng/tháng, lên mức 3,67 triệu đồng/người/tháng; vùng 4 tăng thêm 260.000 đồng, lên mức 3,33 triệu đồng/người/tháng

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết mức tăng lương tối thiểu 6% phần nào đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy mức tăng chưa cao nhưng nó dung hòa được mong muốn của người lao động và người sử dụng lao động.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng cho biết Hội đồng tiền lương sẽ sớm trình phương án tăng lương tối thiểu vùng để Chính phủ quyết định, thực hiện sớm nhất có thể.


 

 Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Về phía chủ sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết hiện nay doanh nghiệp đang rất khó khăn, bắt đầu phục hồi, nên rất thận trọng trong việc điều chỉnh mức lương.

“Bản thân chúng tôi cũng chưa hài lòng với việc điều chỉnh tăng lương này vì nó chưa đáp ứng được kỳ vọng chung của cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp hy vọng sẽ điều chỉnh từ 1/1/2023, nếu điều chỉnh từ 1/7/2022 sẽ rất vất vả cho họ vì phải điều chỉnh lại các phương án kinh doanh, tăng trưởng trong khi các đơn hàng và kế hoạch đã được chốt từ đầu năm. Tuy nhiên, hội đồng đã thống nhất cao với 15/17 thành viên đồng ý với phương án điều chỉnh, 2 thành viên đề xuất tăng từ 1/1/2023,” ông Phòng cho biết.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay phía đại diện cho người lao động đặt ra mục tiêu thương lượng và kỳ vọng lương tối thiểu vùng sẽ được tăng ở mức từ 7-8% từ ngày 1/7/2022. Tuy nhiên trong bối cảnh doanh nghiệp còn nhiều khó khăn và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì mức tăng 6% đã thể hiện sự chia sẻ giữa người lao động với doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, việc điểu chỉnh tăng lương là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Theo Hồng Kiều (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.