“Chọn mặt gửi vàng” bảo hiểm nhân thọ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bảo hiểm nhân thọ ngày càng trở nên quen thuộc với người dân khi được xem như “bùa” hộ thân trong các trường hợp bất trắc, rủi ro không may xảy đến. Vì thế, tham gia BHNT cần được hiểu không phải là đầu tư tích trữ tài sản sinh lời.

Cách đây 20 năm, khi bảo hiểm nhân thọ (BHNT) mới xuất hiện ở Việt Nam và từng bước len lỏi về vùng quê nơi gia đình tôi sinh sống, ba mẹ quyết định đầu tư mua cho tôi một gói. Khi ấy, tôi đang học lớp 6, thời hạn đóng đến năm tôi đủ 18 tuổi. Ngoài chức năng bảo vệ khi xảy ra rủi ro đáng tiếc, mẹ tôi đồng thời muốn tích góp một khoản tiền để tôi có thêm hành trang vào đại học.

Dù không hề dư dả và mức đóng vài trăm ngàn đồng mỗi tháng là tương đối cao so với bấy giờ song mẹ vẫn cố gắng duy trì. Đúng hẹn, năm tôi vào đại học cũng là lúc kết thúc hợp đồng, tôi được công ty bảo hiểm trả 18 triệu đồng, nhỉnh hơn một chút so với số tiền thực đóng của mẹ. Dù tiền lãi không là bao, song đổi lại là sự yên tâm của gia đình khi tôi được bảo vệ rủi ro trong suốt thời gian vừa qua.

Năm ngoái, anh bạn tôi trong lúc đá bóng vô tình bị ngã vỡ xương mu bàn tay, phải nhập viện phẫu thuật, bắt vít trong vòng 6 tháng. Bỏ qua chuyện xui rủi thì điều mừng là chi phí 2 lần phẫu thuật, nằm viện và tiền thuốc của anh đều được đơn vị BHNT chi trả với tổng 13/18 triệu đồng. Anh nói vui: “Vậy là năm nay đóng bảo hiểm có lời. Gói đóng 11 triệu đồng/năm mà được trả lại 13 triệu đồng rồi. Mình cũng chỉ vừa mới tham gia 1 năm”.

Đối với những gia đình không mấy dư dả, bất trắc ập đến thực sự nếu không đủ tài chính sẽ rất dễ suy sụp, đổ nợ. Khi ấy, việc tham gia BHNT thực sự trở thành một điểm tựa. Ba của bạn tôi là một ví dụ. Sau 1 năm tham gia gói BHNT, ông phát hiện bị ung thư. Trong 2 năm điều trị, chi phí được công ty bảo hiểm đồng hành chi trả. Sang năm thứ 3 thì ông không qua khỏi. Lúc này, theo cam kết, công ty BHNT tiến hành chi trả mức giá trị bảo vệ cao nhất của hợp đồng gần 1 tỷ đồng. Bạn tôi tâm sự, không ai mong muốn điều không may mắn xảy đến với bản thân và gia đình song cuộc sống vốn vô thường. Thật may là bạn tham gia bảo hiểm cho ba kịp thời, nếu không, chi phí chữa trị cũng là một gánh nặng cho gia đình. Thậm chí, sau khi xảy ra biến cố trên, bạn tôi nghỉ việc và chuyển sang làm nhân viên tư vấn BHNT với mong muốn đem lại cái nhìn đúng đắn hơn cho công việc này cũng như muốn nhiều gia đình được bảo vệ tài chính, sức khỏe.

Bảo hiểm nhân thọ ngày càng trở nên quen thuộc với người dân khi được xem như “bùa” hộ thân trong các trường hợp bất trắc, rủi ro không may xảy đến. Vì thế, tham gia BHNT cần được hiểu không phải là đầu tư tích trữ tài sản sinh lời. Đó đơn giản là hình thức bảo vệ gia đình về mặt tài chính khi người được bảo vệ không may gặp biến cố.

Thời gian gần đây, không ít người dân kêu cứu khi cho rằng bị công ty bảo hiểm lừa đảo, không cho rút hoặc cho rút số tiền không đúng như đã thực đóng. Điều này vừa có một phần lỗi của người tham gia khi không tìm hiểu kỹ lưỡng, không nắm rõ bản chất của BHNT. Nhân viên tư vấn cũng không rạch ròi, rõ ràng trong việc phân tích sự dịch chuyển dòng tiền trong sản phẩm bảo hiểm.

Vì thế, bản thân mỗi người khi có ý định tham gia BHNT cần xác định rõ mục đích, tìm hiểu kỹ các gói sản phẩm, mức đóng phù hợp với khả năng tài chính cũng như tìm đến các công ty bảo hiểm uy tín, “chọn mặt gửi vàng” để được bảo vệ toàn diện và yên tâm nhất.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.