Chính phủ đồng ý cho Hà Nội xây trường đua ngựa có cá cược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa đã được Chính phủ phê duyệt cho thành phố Hà Nội sẽ có hoạt động kinh doanh đặt cược. Dự kiến, khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến đạt khoảng 40 - 50 triệu USD/năm.
Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa đã được Chính phủ phê duyệt cho thành phố Hà Nội sẽ có hoạt động kinh doanh đặt cược. Dự kiến, khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến đạt khoảng 40 - 50 triệu USD/năm.
Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa đã được Chính phủ phê duyệt cho thành phố Hà Nội sẽ có hoạt động kinh doanh đặt cược. Dự kiến, khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến đạt khoảng 40 - 50 triệu USD/năm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó có bổ sung "Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa". Quyết định có hiệu lực từ ngày 24/12.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã trình HĐND thành phố xem xét, quyết nghị thông qua việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung chủ yếu liên quan đến dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa) dự kiến xây dựng tại huyện Sóc Sơn.
Đề cập đến sự cần thiết của việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, UBND thành phố cho biết, tính từ thời điểm nhà đầu tư đề xuất UBND thành phố Hà Nội về việc nghiên cứu triển khai dự án, đến nay là 11 năm. Việc triển khai dự án sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Theo UBND thành phố, việc bổ sung dự án vào quy hoạch có tác động đến nguồn ngân sách thành phố, nhưng không lớn. Bởi vì dự kiến mức đầu tư cho dự án khoảng 500 triệu USD, chỉ chiếm 1% tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Thành phố chỉ chi ngân sách cho việc tổ chức giải phóng mặt bằng, tổ chức quản lý dự án, trong khi mặt bằng khu vực dự kiến hình thành dự án chủ yếu là đất ruộng nông nghiệp.
Theo tính toán của thành phố, dự án hình thành sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến trung bình đạt khoảng 10 triệu USD/năm và khoảng 40 - 50 triệu USD/năm, một khi đi vào vận hành toàn bộ. Ngoài ra, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt do hoạt động đua ngựa khi dự án đi vào hoạt động khoảng 100 - 200 triệu USD/năm.
Được biết, danh mục các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư của thành phố được bổ sung "dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – Trường đua ngựa, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược.
Hiểu Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).