Cây mắc ca "bén đất" Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020 và tiềm năng phát triển đến 2030, huyện Kbang (Gia Lai) được phê duyệt trồng 600 ha, trong đó có 550 ha trồng xen và 50 ha trồng thuần. Được sự hỗ trợ từ chương trình, đến nay, người dân trên địa bàn huyện đã trồng được 554 ha cây mắc ca.
Trồng mắc ca cho thu nhập cao
Năm 2012, gia đình ông Mai Ngọc Hoàn (làng Sinh, xã Krong) được huyện hỗ trợ 130 cây mắc ca. Được hướng dẫn trồng xen canh, ông Hoàn mang số cây này về trồng trong vườn cà phê với diện tích 5 sào. Ông Hoàn cho hay: Thời điểm đó, do chưa hiểu hết giá trị của cây mắc ca nên ông chỉ trồng mà ít quan tâm chăm sóc. Vậy mà cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, tỷ lệ sống trên 90%. Năm 2016, ông Hoàn bắt đầu tập trung chăm sóc, tưới nước, bón phân chuồng. Năm sau, cây ra hoa đậu quả. Năm nay, hơn 100 gốc mắc ca cho thu trên 7 tạ quả. Với giá bán 40.000 đồng/kg quả, gia đình ông thu về gần 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Hoàn còn thu được 20 triệu đồng từ cây cà phê. “Hiện nay, cây mắc ca cho thu nhập cao hơn so với cây trồng khác. Hạt mắc ca dễ bán, được thương lái vào tận vườn đặt mua”-ông Hoàn nhận xét.
Tương tự, năm 2014, gia đình bà Trương Thị Phước (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang) cũng được huyện hỗ trợ 250 cây mắc ca giống QN1. Xác định trồng thuần nên bà Phước trồng với khoảng cách 8x8 m (nếu trồng xen, cây cách cây 9-10 m) trong vườn cà phê rộng hơn 1 ha. Bà Phước nói: “Trồng mắc ca được 3 năm thì tôi phá bỏ cây cà phê. Nhờ chăm bón đầy đủ mà năm nay gia đình tôi thu được 7 tạ nhân. Với giá bán 90-120 ngàn đồng/kg nhân, gia đình tôi thu về trên 60 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí”.
 Ông Đinh Dúy (làng Tăng Lăng, xã Krong) trồng 100 cây mắc ca ở khu đất gần nhà để tiện chăm sóc. Ảnh: N.M
Ông Đinh Dúy (làng Tăng Lăng, xã Krong) trồng 100 cây mắc ca ở khu đất gần nhà để tiện chăm sóc. Ảnh: N.M
Hiện nay, trên địa bàn huyện Kbang có 554 ha cây mắc ca, trong đó, nhiều nhất là các xã Đak Rong 182 ha, Sơ Pai 166 ha, Sơn Lang 102 ha, Krong 46 ha, thị trấn Kbang 44 ha, Kon Pne 10 ha... Hiện đã có 54 ha mắc ca cho thu hoạch. Theo kinh nghiệm của các hộ dân, đây là loại cây không tốn nhiều công chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao; chỉ tập trung đầu tư chi phí năm đầu tiên và giảm dần theo từng năm; hạt mắc ca được thị trường ưa chuộng, do đó đầu ra rất thuận lợi. 
Hỗ trợ mở rộng diện tích
Những năm qua, nông dân huyện Kbang được hỗ trợ cây giống mắc ca từ nhiều nguồn: Chương trình 135, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Công ty cổ phần Mắc ca Liên Việt Tây Nguyên. Ngày 11-7-2019, nhân chuyến công tác đến Kbang, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cũng đã tặng 20 hộ dân làng Hà Đừng 1 (xã Đak Rong) 2.000 cây mắc ca. Tính từ đầu năm đến nay, người dân trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 110 ha cây mắc ca, chủ yếu là trồng xen.
Gia đình bà Đinh Thị Thóa (làng Hà Đừng 1, xã Đak Rong) thuộc diện hộ nghèo. Bà có hơn 2 ha đất trồng đậu, bắp, lúa. Được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ 83 cây mắc ca và phân vi sinh bón trong 2 năm đầu để chuyển đổi cây trồng, bà Thóa vui mừng chia sẻ: “Tôi đã đào hố đúng kích thước, bỏ phân lót theo hướng dẫn kỹ thuật. Nhận cây về là cả nhà xúm lại trồng. Sau đó, tôi trồng trồng đậu ở phần đất trống giữa các hàng cây. Cách trồng này nhằm lấy ngắn nuôi dài, giúp tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập”.
Còn ông Đinh Dúy (làng Tăng Lăng, xã Krong) thì tâm sự: “Gia đình mình có 2,5 ha chủ yếu trồng đậu, bắp và lúa. Mình rất thích trồng cây mắc ca nhưng điều kiện khó khăn chưa thể thực hiện được. Nay được Nhà nước quan tâm hỗ trợ 100 cây mắc ca, mình vui lắm. Số cây này mình trồng ở khu đất 9 sào gần nhà để tiện cho việc chăm sóc. Mình sẽ đào hố, bón phân, tưới nước… theo đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn cho mình và bà con trong làng 
rồi mà”.
Nhận xét về cây mắc ca, ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho biết: “Cây mắc ca được trồng thí điểm trên địa bàn huyện Kbang từ năm 2011, chủ yếu trồng xen canh trong vườn cà phê. Sau thời gian theo dõi, chúng tôi thấy cây thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Kbang nên sinh trưởng, phát triển tốt. Năng suất bình quân đạt 5 tạ nhân/ha, với giá bán khoảng 100 ngàn đồng/kg thì người dân thu về 50 triệu đồng/ha, chưa kể thu nhập từ cây cà phê, đậu, bắp… Ngành Nông nghiệp huyện đang tăng cường phối hợp với UBND các xã, thị trấn mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích người dân trồng từ 2 giống mắc ca trở lên trên cùng một vườn nhằm tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân”.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm