“Cây cao bóng cả” ở xã Nam Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Dù năm nay đã 93 tuổi nhưng ông Nguyễn Tẩu (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) vẫn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước xã. Suy nghĩ và việc làm của ông khiến bà con rất tôn trọng. Còn với ông thì: “Dân còn tin cậy, đồng đội còn tín nhiệm thì tôi còn làm việc”.

Ông Tẩu sinh năm 1930 tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tháng 11-1957, ông và hàng ngàn người dân ở huyện Thăng Bình bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt rời xa quê hương, lên quận Lệ Trung (tỉnh Pleiku) khai hoang lập dinh điền Plei Piơm 2 (nay là xã Nam Yang). Đây là âm mưu “chia để trị” của chính quyền Diệm nhằm làm phân tán sức mạnh đoàn kết của Nhân dân.

Biết rõ thủ đoạn của địch, ông đã bí mật móc nối với cơ sở cách mạng tại nơi ở mới, tham gia tuyên truyền, nắm bắt tình hình địch và cung cấp thông tin có giá trị cho tổ chức.

Ông Nguyễn Tẩu (giữa) trò chuyện với người cao tuổi xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Nguyễn Tẩu (giữa) trò chuyện với người cao tuổi xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Cư

Ngày 20-9-1965, khi ông Tẩu đang vận động bà con đóng góp lương thực, thực phẩm ủng hộ cách mạng thì bị địch bắt. Chúng đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn không khai báo điều gì có hại cho cách mạng. Sau đó, địch đưa ông đến giam tại Nhà lao Pleiku và dùng nhiều cực hình tra tấn. Sau 5 năm tù đày trong Nhà lao Pleiku, ông được trả tự do vào cuối tháng 12-1970.

“Sau 1 tháng ra tù, các vết thương trên thân thể mới dần lành miệng, sức khỏe tôi dần hồi phục. Tất nhiên, địch vẫn ngày đêm theo dõi động tĩnh nơi tôi và người thân, không dễ để gia đình yên ổn làm ăn. Lâu lâu, chúng lại xông vào nhà khám xét, đập phá đồ đạc”-ông Tẩu nhớ lại.

Sau ngày thống nhất đất nước, ông Tẩu được bà con tín nhiệm bầu làm Tập đoàn trưởng Tập đoàn sản xuất nông nghiệp xã (1976-1980), Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp (1981-1983), Phó Chủ tịch UBND xã (1984-1989), Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã (1990-2018), Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước xã (từ 2018 đến nay). Làm việc gì, ở tổ chức nào, ông cũng tận tâm, tận lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của hội viên và người dân.

Ông Nguyễn Xuân Tùng-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nam Yang-nhận xét: “Ông Nguyễn Tẩu là người gương mẫu đi đầu thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Việc gì có ý kiến của ông là bà con đều hưởng ứng, ủng hộ. Ông Tẩu có đóng góp rất lớn vào kết quả Nam Yang là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới”.

Còn bà Võ Thị Mai-Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước huyện Đak Đoa thì dành cho ông những lời kính trọng: “Ông Nguyễn Tẩu là người cao tuổi mẫu mực, sống khỏe, sống vui, sống tích cực, nói đi đôi với làm, hết mình vì cái chung. Tuy tuổi cao, chế độ phụ cấp thấp, nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia công tác và các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng tổ chức Hội và địa phương vững mạnh”.

Có thể bạn quan tâm

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.