Cầu treo nối nhịp bờ vui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau một thời gian thi công, mới đây, công trình cầu treo bắc qua sông Ayun thuộc địa bàn làng H’Vắt (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân địa phương.

Nhiều năm qua, cầu treo làng H’Vắt bắc qua sông Ayun giữ vai trò kết nối các hộ dân trong làng với các khu vực sản xuất, chợ búa, trường học. Cầu được làm từ năm 2016 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Sau một thời gian sử dụng, nhiều tấm ván trên mặt cầu bị mục nát, gãy hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu. Cây cầu xuống cấp không chỉ gây mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia lưu thông mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển hàng hóa của bà con, đặc biệt là vào mùa mưa.

Anh Rơ Lan Thuê (làng H’Vắt) cho biết: “Cây cầu cũ mục nát, mỗi lần đi qua, tôi cứ sợ bị sập. Trời mưa thì trơn, phải đi bộ dắt xe qua cầu, có hôm trượt ngã ướt hết cả người lẫn hàng hóa”

cau-treo-sat-co-chieu-dai-30-m-va-rong-16-m-danh-cho-nguoi-di-bo-va-phuong-tien-hai-banh-thuan-tien-cho-viec-van-chuyen-nong-san-anh-dong-lai.jpg
Cầu treo sắt có chiều dài 30 m và rộng 1,6 m dành cho người đi bộ và phương tiện hai bánh, thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản. Ảnh: Đồng Lai

Trước tình hình đó, Thượng tọa Thích Giác Duyên (tịnh xá Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đã đứng ra kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí xây dựng cầu. Qua đó, gia đình chị Phan Thùy Linh (TP. Hồ Chí Minh) đã ủng hộ 100 triệu đồng để xây dựng cầu. Ngày 18-5 vừa qua, công trình được khởi công xây dựng.

Cầu treo có chiều dài 30 m, rộng 1,6 m, sử dụng kết cấu thép chịu lực cao, mặt cầu làm bằng thép lá dập gân chống trượt, 2 bên lắp lan can bằng thép kết nối với hệ thống dây treo chủ lực, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu. Cùng với số tiền 100 triệu đồng, gia đình chị Phan Thùy Linh còn lắp thêm 2 bóng đèn năng lượng mặt trời trị giá 3 triệu đồng để chiếu sáng ban đêm

img-20250602-132931.jpg
Đoạn đường 70m sát cầu được đổ đất để bà con thuận tiện đi lại. Ảnh: Đồng Lai

Sau 10 ngày khẩn trương thi công, cây cầu treo đã hoàn thành đưa vào sử dụng mang lại niềm vui cho người dân làng H’Vắt. Ông Phon vui mừng chia sẻ: “Cầu treo được làm lại vững chắc, từ nay chúng tôi không còn phải lo lắng khi đi lại vào mùa mưa, trẻ em đi học cũng an toàn hơn, việc đi lại sản xuất, buôn bán nông sản thuận tiện hơn rất nhiều”.

Cùng chung niềm vui, chị Siu Klai phấn khởi cho hay: “Trước đây, mỗi lần chở bao mì, bao lúa đi qua cầu cũ là tim đập thình thịch. Giờ đây, xe máy chở hàng qua cầu mới nhẹ tênh, vừa an toàn vừa đỡ vất vả, người dân ai cũng mừng”.

Bên cạnh cây cầu treo mới còn một đoạn đường băng qua sông dài 70 m, cứ đến mùa mưa là người dân phải bơi hoặc chèo thuyền qua. Dịp này, Thượng tọa Thích Giác Duyên đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ đổ đất, mở đường rộng hơn 4 m với tổng kinh phí 66 triệu đồng, góp phần hoàn thiện tuyến đường để người dân thuận tiện trong việc đi lại.

doan-duong-70m-sat-cau-duoc-do-dat-de-ba-con-thuan-tien-di-lai-anh-dong-lai-copy.jpg
Đoạn đường 70m sát cầu được đổ đất để bà con thuận tiện đi lại. Ảnh: Đồng Lai

Anh Kpuih Đe-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn H’Vắt-cho biết: “Giờ đây, bà con không còn phải lo lội sông vào mùa mưa. Việc đi lại, sản xuất, đưa trẻ em đến trường cũng thuận tiện hơn rất nhiều”.

Còn theo ông Đặng Duy Lợi-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Ayun thì: “Cầu treo mới góp phần cải thiện hạ tầng, giảm thiểu rủi ro tai nạn, nhất là trong mùa mưa lũ. Đây là công trình nhân văn, thể hiện sự đồng hành cùng bà con trong hành trình thoát nghèo, phát triển bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

(GLO)- Đồng cảm với nỗi khổ của người nhà bệnh nhân vì không có chỗ tá túc khi chăm sóc người thân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đại diện Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ, góp phần chia sẻ với thân nhân người bệnh.

Con đường là nỗi lo với các em học sinh khi năm học mới đang đến gần.

Dân làng Bok Rei “khóc ròng” vì đường sá lầy lội

(GLO)- Hàng chục hộ dân tại làng Bok Rei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) đang gặp trở ngại về giao thông khi con đường liên xã dài hơn 2 km lầy lội bùn đất. Năm học mới sắp đến gần, nỗi lo càng lớn hơn khi các em học sinh sẽ phải vượt qua quãng đường trắc trở này để tới lớp.

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null