Ca sĩ Vy Oanh kiện bà Phương Hằng: Pháp luật tạo văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiếp theo vụ bà Lê Thị Giàu kiện bà Nguyễn Phương Hằng là vụ kiện của ca sĩ Vy Oanh.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh) nộp đơn lên Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM tố giác bà Nguyễn Phương Hằng có hành vi sử dụng mạng xã hội thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm đến danh dự nhiều nghệ sĩ, trong đó có Vy Oanh.

Xin không bàn đến nội dung vụ kiện, phân tích ai đúng ai sai, vì đó là công việc của các cơ quan tố tụng.

Điều đáng quan tâm, đó chính là thái độ ứng xử của công dân với công dân thông qua việc sử dụng công cụ pháp luật. Pháp luật sinh ra để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân và công bằng xã hội, cho nên sử dụng pháp luật để xác lập công bằng là thông minh nhất.

Ngày 17.6.2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Một trong những quy tắc ứng xử cho cá nhân tổ chức là "Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội".


 

 Ca sĩ Vy Oanh tố giác doanh nhân Nguyễn Phương Hằng.
Ca sĩ Vy Oanh tố giác doanh nhân Nguyễn Phương Hằng.



Ai cũng có thể nhận ra, ứng xử trên mạng xã hội rất không văn minh, nhiều tiếng chửi hơn lời nói tử tế, nhiều điều tiêu cực xuất hiện hơn là cái đẹp và lòng nhân ái.

Việt Nam có hơn 70 triệu người đang sử dụng mạng xã hội, chiếm gần 70% dân số, cho nên rất cần những quy tắc ứng xử văn minh, hạn chế những thứ độc hại, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và tinh thần cộng đồng.

Tuy nhiên, Bộ Quy tắc ứng xử không phải là một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi vi phạm, nên phải cần công cụ pháp luật, như Bộ Quy tắc đưa ra trong chương Tổ chức thực hiện: "Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai thực hiện và phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, lành mạnh cho “người yếu thế” khi sử dụng mạng xã hội".

Như vậy, phải căn cứ vào pháp luật để xử lý những ai vi phạm "quy tắc" và pháp luật, phải sử dụng pháp luật để bảo vệ "người yếu thế".

Nếu như pháp luật xử lý nghiêm minh, công bằng những vụ kiện như trên, thì sẽ hạn chế ngay lập tức các cuộc "chửi bới" tới tấp trên mạng xã hội.

Và từ đó, ứng xử trên mạng xã hội tự khắc sẽ văn minh hơn. Pháp luật tạo văn minh chính là chỗ này đây.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ca-si-vy-oanh-kien-ba-phuong-hang-phap-luat-tao-van-minh-926537.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.