Cả nước xử lý 35.510 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Chiều 27-8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình hoạt động 8 tháng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Tổng cục Quản lý thị trường.

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên-Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì Hội nghị.

Dự tại điểm cầu Gia Lai có đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh và các thành viên Ban chỉ đạo.

Đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo 389 tỉnh báo cáo tại Hội nghị về tình hình công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ảnh: Sơn Ca

Đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo 389 tỉnh báo cáo tại Hội nghị về tình hình công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ảnh: Sơn Ca

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, từ ngày 15-12-2023 đến ngày 22-8-2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 50.445 vụ, phát hiện, xử lý 35.510 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý là 674 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, thu nộp ngân sách nhà nước 395 tỷ đồng (tăng 11%), trị giá hàng hóa tịch thu gần 148 tỷ đồng (tăng 6%). Trị giá hàng hóa tiêu hủy và buộc tiêu hủy trên 184 tỷ đồng (tăng 86%).

Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, lĩnh vực y tế, giá, niêm yết giá, tiêu chuẩn đo lường, nhãn hàng hóa được lực lượng Quản lý thị trường phát hiện giảm so với cùng kỳ năm 2023. Các hành vi về nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, đặc biệt, lĩnh vực thương mại điện tử tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong 8 tháng, các lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra 1.786 vụ, phát hiện, xử lý 1.683 vụ vi phạm; chuyển Cơ quan điều tra 03 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự; xử phạt vi phạm hành chính gần gần 31 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm trên 28 tỷ đồng.

Tại Hội nghị đã tập trung nhận diện các vấn đề, kinh nghiệm, giải pháp của các đơn vị, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ảnh: Sơn Ca
Tại Hội nghị đã tập trung nhận diện các vấn đề, kinh nghiệm, giải pháp của các đơn vị, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ảnh: Sơn Ca

Tham gia phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh cho biết, thời gian qua Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã triển khai các chương trình, kế hoạch tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm, vấn đề phát sinh. Trong 8 tháng vừa qua, các lực lượng chức năng thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm 1.557 vụ/1.409 đối tượng vi phạm, khởi tố 35 vụ/55 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 1.252 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 21,6 tỷ đồng. Đối với lực lượng Quản lý thị trường địa phương đã kiểm tra 1.446 vụ, xử lý 562 vụ với 687 hành vi vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 4,88 tỷ đồng.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên- Phó Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo 389 các cấp, sự nỗ lực của lực lượng Quản lý thị trường trong các mặt công tác đã góp phần làm lành mạnh hoá thị trường, tạo môi trường kinh doanh minh bạch. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị trong thời gian tới cần tăng cường công tác phối hợp của các lực lượng chức năng trên từng địa bàn, từng tuyến, tập trung đấu tranh xử lý các vụ việc, vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế-xã hội và quyền lợi người tiêu dùng. Các địa phương cùng với ngành Công Thương quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục tăng cường chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương, đạo đức công vụ, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường…

Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.