Cá chép hồi khổng lồ xuất hiện lại trên sông Mekong sau gần 20 năm vắng bóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyên gia đánh giá việc phát hiện lại cá chép hồi khổng lồ, vốn được cho là đã tuyệt chủng cách đây gần 20 năm, mở ra hy vọng không chỉ cho loài cá này mà còn cho toàn bộ hệ sinh thái sông Mekong.

Một nhà nghiên cứu cầm con cá chép hồi khổng lồ Aaptosyax grypus được phát hiện lại ở Campuchia, trong bức ảnh không rõ ngày tháng. (Nguồn: Seatle Post-Intelligencer)
Một nhà nghiên cứu cầm con cá chép hồi khổng lồ Aaptosyax grypus được phát hiện lại ở Campuchia, trong bức ảnh không rõ ngày tháng. (Nguồn: Seatle Post-Intelligencer)

Theo thông cáo báo chí ngày 22/10, các nhà khoa học đã phát hiện loài cá chép hồi khổng lồ trên sông Mekong - vốn được cho là đã tuyệt chủng cách đây gần 20 năm.

Loài cá chép hồi khổng lồ còn được gọi là “ma sông Mekong,” có tên khoa học là Aaptosyax grypus.

Đây là loại cá chép hiếm, có hình dáng kỳ lạ, hàm móc cong với núm nổi bật ở đầu hàm dưới, mắt to với mảng viền xung quanh có màu vàng, cơ thể giống cá hồi, có thể dài hơn 1,2m.

Loài cá này được ghi nhận lần gần nhất vào năm 2005.

Kể từ năm 2017, giới nghiên cứu sinh vật đã theo dõi các loài cá di cư ở Campuchia và liên hệ chặt chẽ với cộng đồng ngư dân địa phương để được cung cấp thông tin khi phát hiện bất kỳ điều gì khác thường.

Chính nhờ việc này, ba con cá chép hồi đã được phát hiện ở sông Mekong và một nhánh sông ở Campuchia từ năm 2020-2023, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu.

Nhà nghiên cứu Bunyeth Chan thuộc Đại học Svay Rieng (Campuchia) đánh giá việc phát hiện lại cá chép hồi khổng lồ đã mở ra hy vọng không chỉ cho loài cá này mà còn cho toàn bộ hệ sinh thái sông Mekong.

Hệ sinh thái sông Mekong đem lại nguồn tài nguyên lớn nhất trên thế giới, cung cấp hơn 2 triệu tấn cá mỗi năm, với tổng trị giá trên 10 triệu USD.

Tuy nhiên, các loài cá di cư sông Mekong nói chung và cá chép hồi khổng lồ nói riêng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tình trạng ô nhiễm công nghiệp và đánh bắt quá mức.

Các nhà sinh vật học kỳ vọng việc hợp tác với các cộng đồng địa phương tại các nước trong lưu vực sẽ giúp xác định được thêm sự tồn tại của loài cá chép hồi khổng lồ tại các khu vực khác của sông Mekong.

Hiện Cơ quan Quản lý thủy sản Campuchia đã đưa loài cá chép hồi khổng lồ trên vào danh sách các loài được bảo vệ.

Theo Võ Bình (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2025

(GLO)- Ngày 4-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm và bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

(GLO)- Ngày 1-7, cùng với cả nước, chính quyền địa phương hai cấp tại Gia Lai chính thức vận hành. Ghi nhận của phóng viên tại một số xã, phường cho thấy không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương; thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, minh bạch, tạo ấn tượng tích cực với người dân.

null