Bươn chải ngày hè

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khi bạn bè cùng trang lứa đang nghỉ ngơi, vui chơi sau những ngày học tập vất vả thì không ít trẻ em lại phải bươn chải mưu sinh. 
Chuyện 2 cô bé bán rau ở chợ Yên Thế
Người dân ở khu vực chợ Yên Thế (TP. Pleiku) không còn xa lạ với cô bé Nguyễn Thị Bích Vân (14 tuổi). 4 năm qua, cứ đến những tháng hè, Vân lại ngồi nơi góc chợ để bán rau củ quả. Đây vốn là công việc hàng ngày của bà nội Vân. Thương bà tuổi cao, sức yếu nên em thay bà bán hàng trong những ngày hè. Biết hoàn cảnh của hai bà cháu nên người dân quanh vùng thường xuyên ghé mua ủng hộ.
Trò chuyện với chúng tôi, Vân bộc bạch: “Nhà em ở xã Ia Piơr, huyện Chư Prông. Bố mất khi em mới 2 tuổi và em kế 7 tháng tuổi. Cuộc sống khó khăn nên khi em vào lớp 1, bà nội đón ra ở cùng. Bà nội đã 77 tuổi mà hàng ngày vẫn phải vất vả mưu sinh. Em rất thương bà nhưng chỉ có thể phụ giúp những lúc hè về”. Hàng ngày, Vân ra góc chợ để ngồi bán. Những năm trước, mỗi ngày, em có thể bán được vài chục ký trái cây và củ quả, kiếm được 100-150 ngàn đồng. “Hè năm nay bán hàng ế lắm. Nhiều hôm, em ngồi cả buổi mà chẳng bán được gì”-Vân buồn rầu nói.
Em Nguyễn Thị Bích Vân (bìa phải) và Nguyễn Thị Bảo Nhi bán củ quả ở một góc vỉa hè chợ Yên Thế. Ảnh: Hà Tây
Em Nguyễn Thị Bích Vân (bìa phải) và Nguyễn Thị Bảo Nhi bán củ quả ở một góc vỉa hè chợ Yên Thế. Ảnh: Hà Tây
Ngồi kế bên Vân là cô em họ Nguyễn Thị Bảo Nhi (13 tuổi). Nhà ở phường Đống Đa (TP. Pleiku), cạnh nhà bà nội của Vân. Hoàn cảnh của Nhi cũng đáng thương không kém. Khi mới tròn tuổi, bố mẹ ly hôn, Nhi về ở cùng bà ngoại. Thấy chị Vân phụ giúp bà nội bán hàng, Nhi cũng xin theo. Ban đầu chỉ ngồi cùng cho vui. Về sau, Nhi cũng nhờ bà ngoại mua cho ít khoai lang để bán. Nhi tâm sự: “Phụ giúp bà ngoại được gì là em rất vui. Năm nay, do dịch Covid-19 nên nghỉ hè sớm hơn, tranh thủ thêm thời gian, em bán hàng để đỡ đần bà ngoại”.
Rạc bước ngày hè
“Chú ơi mua giúp con tờ vé số”, “Cô ơi mua giùm con bì bỏng ngô”… Đó là những câu chào mời gắn liền với hình ảnh mưu sinh ngày hè của nhiều trẻ em trên các con phố. Em Nguyễn Thị Hiền (14 tuổi, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) trải lòng: “Cách đây 3 năm, khi lần đầu theo mẹ đi bán vé số, em ngại lắm. Em sợ bị bạn bè bắt gặp sẽ cười nhạo, sợ mời người ta không mua mà la mắng. Em cứ đi bên cạnh mẹ chứ không dám đi riêng”. Nhưng rồi sự ngượng ngùng ấy đã nhanh chóng qua đi khi em thấu hiểu những nhọc nhằn của cha mẹ. Em biết việc mình làm là để có thêm tiền mua gạo, mua rau, vì cuộc sống gia đình.
Em KPă Luân (bìa phải) và KPă Khích (bìa trái) trên đường đi nhặt phân bò. Ảnh. Hà Tây
Em Kpă Luân (bìa phải) và Kpă Khích. Ảnh: Hà Tây
Gia đình thuộc diện hộ nghèo nên 2 em Kpă Luân và Kpă Khích (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, xã Ia Glai, huyện Chư Sê) tranh thủ đi nhặt phân bò. Mỗi sớm, các em đã mang gùi, xách bao tải theo chân người lớn ra đồng. Có ngày, 2 em nhặt được đầy bao, đầy gùi, bán cho điểm thu gom được 20-25 ngàn đồng. “Tiền bán được em đưa hết cho mẹ để mua gạo”-Luân nói. Còn Khích thì cho hay: “Bố bỏ mẹ con em đi lâu rồi. Mẹ em lại đang ốm nặng. Em chỉ biết cố gắng làm được gì để giúp mẹ thôi và dành dụm tiền mua sách vở, may quần áo chuẩn bị cho năm học mới”.
HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.