Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh làm việc với tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 11-3, tại trụ sở UBND tỉnh, đoàn công tác do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Gia Lai về công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự làm việc có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 17 huyện, thị xã, thành phố.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Đức Thụy

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Đức Thụy

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long nhấn mạnh: Để ngành Tài nguyên và Môi trường phát triển bền vững, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thì ngoài sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đồng hành của doanh nghiệp, ủng hộ của Nhân dân thì rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ mạnh mẽ của Trung ương, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường để tỉnh phát huy lợi thế và đạt được mục tiêu của ngành đề ra đến năm 2030. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương cũng như khu vực Tây Nguyên.

Quán triệt tinh thần tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tham mưu Chính phủ, Quốc hội xây dựng và hoàn thiện các dự án luật liên quan đến các lĩnh vực về đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Do đó, đề nghị các thành viên trong Đoàn công tác và tỉnh Gia Lai tập trung thảo luận, trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của tỉnh trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp để tham mưu Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới luật trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sát với thực tiễn và có tính khả thi cao khi đưa vào triển khai thực hiện.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Đức Thụy

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Đức Thụy

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc và trả lời đối với các kiến nghị, đề xuất của tỉnh liên quan đến các nhóm vấn đề, như: Hoạt động của Văn phòng quản lý đất đai cấp huyện; việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh; quy định trong việc tách, hợp thửa đất; điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của TP. Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa; kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện từ các chỉ tiêu sử dụng đất và công trình, dự án của Quy hoạch tỉnh.

Cùng với đó, hướng dẫn đối với các kiến nghị về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và về giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng; việc cấp giấy phép khai thác tận thu cát xây dựng trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi; việc sửa đổi một số quy định để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên lĩnh vực bảo vệ môi trường; cấp bổ sung kinh phí đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý do tỉnh Gia Lai đang thực hiện trên địa bàn tỉnh cùng một số vướng mắc trong công tác thủy lợi và phòng-chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.